Masan (MSN) đã hoàn tất 2 thương vụ M&A lớn năm 2020 trong mảng khoáng sản và thịt
Nói về M&A, "Chúng tôi cũng đã từng đi tranh tụng vì những vấn đề giấy tờ giả mạo", ông Danny Le nhấn mạnh. Do đó, theo ông việc đầu tiên phải cẩn trọng các vấn đề giấy tờ pháp lý, tiếp theo là đồng bộ văn hóa ở thực thể khác nhau.
Trong thông báo mới nhất, CTCP Masan High-Tech Materials (MHT, UpCOM: MSR) cho biết đã hoàn tất thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược với Mitsubishi Materials Corporation (MMC). Trong đó, MMC đã mua 110 triệu cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ với tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD, tương đương nắm giữ 10% vốn và là cổ đông lớn thứ hai của MHT.
Đây là thương vụ tiếp theo sau thương vụ mua lại mảng kinh doanh vonfram từ H.C. Starck (HCS) của MHT vào tháng 6/2020. Trong đó, MHT là nhà cung cấp khoáng sản như Vonfram, Florit và Bismuth thuộc Tập đoàn Masan.
Bên cạnh mảng khoáng sản, công ty Masan MEATLife (MML) cũng vừa hoàn tất góp vốn 613 tỷ đồng để sở hữu 51% Công ty 3F VIỆT, chính thức mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gia cầm. Theo đánh giá của MML, thịt gia cầm đóng vai trò quan trọng thứ hai trong bữa ăn của gia đình Việt. Những hạn chế của thị trường này cũng tương tự như đối với thị trường thịt heo: năng suất thấp, chất lượng, thiếu sản phẩm mới và đột phá… Trong bối cảnh đó, 3F VIỆT được chú ý với vai trò đi đầu về các sản phẩm từ gia cầm như thịt gà mát đóng gói và các sản phẩm chế biến từ thịt gà. Về với MML, 3F VIỆT đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ và hòa vốn EBITDA trong năm tài chính 2020.
Về phía Masan, 25 năm trước Tập đoàn chỉ tập chung vào thức ăn gia vị. Sau đó, Masan đã nhìn thấy nhiều tiềm năng khác như hàng tiêu dùng nhanh, nên lấn thêm sang ngành thức ăn gia vị mì, thức uống và tiến hành thâm nhập sâu thông qua M&A. Nhìn lại, có rất nhiều giao dịch thách thức mà Masan đã trải qua. "Chúng tôi cũng đã từng đi tranh tụng vì những vấn đề giấy tờ giả mạo", ông Danny Le nhấn mạnh. Do đó, theo ông việc đầu tiên phải cẩn trọng các vấn đề giấy tờ pháp lý, tiếp theo là đồng bộ văn hóa ở thực thể khác nhau.
Điểm lại các thương vụ lớn trong khoảng 1 năm qua, Masan cho biết đã phát triển mạnh về thị trường, gồm: Cuối năm 2019, Tập đoàn đã hợp tác cùng VinGroup để phát triển chuỗi VinMart, VinMart+: là một trong những chuỗi bán lẻ lớn của Việt Nam. Đến nay, 90% giá trị bán lẻ đều thông qua mua bán kỹ thuật số, thương mại, khoảng 10% còn lại cũng ngày càng phát triển mạnh hơn về thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi nhiều hoạt động đổi mới để gia tăng tỷ lệ bán lẻ, chuyển từ mua bán truyền thống sang online.
Ngoài ra, Masan cũng phát triển hàng ngang với những mặt hàng khác dựa vào khả năng đánh giá và tín hiệu của thị trường. Đơn cử việc mua thương hiệu Bột giặt NET….
Trí Thức Trẻ