Masan: "Ông lớn" ngành tiêu dùng bán lẻ tích hợp siêu ứng dụng
Theo báo cáo phân tích mới đây của HSBC: Giá khuyến nghị mục tiêu cho MSN là 200.000đ. Khi về tay Masan, Reddi sở hữu thế mạnh từ cơ sơ tệp khách hàng gần 40 triệu khách hàng (WinCommerce, Techcombank, Phúc Long, Lazada).
Ngoài ra, chiến lược cung cấp siêu ứng dụng đa kênh O2O cùng với bối cảnh thuận lợi về việc chính sách "Mobile money" vừa được Chính phủ phê duyệt, Reddi sẽ là quân bài chủ chốt mang đến sức bật tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong tương lai, Reddi sẽ có thể mở rộng sang lĩnh vực thanh toán và hướng đến đối tượng người dùng chưa có tài khoản ngân hàng, một cơ hội vô cùng lớn vì hơn 70% vẫn chưa có dịch vụ ngân hàng.
Sự tương đồng đầy tiềm năng giữa Masan & Reliance Jio
Hiện Masan Group đang tăng tốc đẩy mạnh lĩnh vực kỹ thuật số, bán lẻ tiêu dùng và viễn thông. Tổng số vốn đầu tư mà Tập đoàn Masan thu hút được từ từ các Quỹ đầu tư sừng sỏ của thế giới riêng năm 2021 ước tính gần 2,3 tỷ USD. Con số này gần bằng tổng vốn đầu tư Masan nhận được trong suốt 11 năm kể từ khi lên sàn chứng khoán (2009-2020) – khoảng 2,4 tỷ USD.
Điều này cũng khá dễ hiểu khi nhà Masan đang tham gia vào một cuộc chơi lớn, "chiêu mộ" thêm nhiều thành viên với tham vọng tạo nên một hệ sinh thái bán lẻ hiện đại - "Point of Life" (POL).
"Point of Life" là nền tảng tích hợp xuyên suốt từ offline đến online nhằm phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu từ nhu yếu phẩm, giải trí, đến dịch vụ tài chính, dịch vụ số… ngày cho 50 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Đây là những dịch vụ thiết yếu chiếm 80% chi tiêu tiêu dùng của người Việt.
HSBC khuyến nghị mua và dự phóng giá mục tiêu MSN ở mức 200.000 đồng/ cổ phiếu
Bằng việc mua lại 70% cổ phần Công ty Mobicast (sở hữu thương hiệu mạng viễn thông Reddi, Masan đặt chân vào thị trường viễn thông, tích hợp mảnh ghép thứ ba của POL - Dịch vụ số - sau hai mảnh ghép thành công rực rỡ đã có trước đó là Nhu yếu phẩm và Dịch vụ tài chính.
Mô hình Reliance Jio (Ấn Độ) kết hợp giữa bán lẻ và viễn thông tại Ấn Độ chính là một hình mẫu được Masan hướng tới trong mục tiêu phát triển mạng di động ảo Reddi. Năm 2020, chỉ sau 1 năm thành lập, Jio Platforms đã đánh bật các đối thủ và thu hút được vốn đầu tư đến 20 tỷ USD từ các nhà đầu tư lớn bao gồm cả Google, Facebook… Hiện đang Jio sở hữu khoảng 400 triệu người dùng trả phí cho các dịch vụ trong hệ sinh thái của họ. Hệ sinh thái này bao gồm cả JioTV –truyền hình trực tuyến, JioMoney – tiền kỹ thuật số và thanh toán điện tử, JioMart – hệ thống cửa hàng online…
Cơ cấu dân số trẻ với 56% có độ tuổi dưới 35, tỉ lệ sở hữu thuê bao di động ở mức cao cùng độ phủ sóng 4G lên tới 95%, Việt Nam đang có cơ cấu dân số cũng như nền tảng hạ tầng viễn thông lý tưởng để phát triển dịch vụ số.
Dù đa phần người Việt Nam đều quen thuộc với điện thoại di động nhưng theo thống kê, gần một nửa số thuê bao di động chỉ sử dụng các tiện ích cơ bản là nghe gọi, SMS. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp viễn thông không nhiều tiện ích để người dùng "tiêu tiền", và chỉ khoảng 35% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông đến từ khai thác dữ liệu.
Mobile Money – tiềm năng của thị trường thanh toán không tiền mặt
Sự bùng nổ của dịch COVID-19 rõ ràng là một chất xúc tác mạnh mẽ cho quá trình số hóa tại đất nước Ấn Độ hơn một tỷ dân này, và nó đem lại cho Jio Platforms cơ hội không thể tốt hơn để tiếp tục chiếm lĩnh thị phần khi mà nền tảng trực tuyến của họ cung cấp đầy đủ các công cụ để người dân nước này có thể học tập, làm việc cũng như mua bán mà không cần phải tới các địa điểm truyền thống.
Đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng các hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Những tiến bộ công nghệ như vậy được hoan nghênh, vì nó giúp cải thiện hiệu quả giao dịch tài chính. Trên khắp thế giới, COVID-19 đã đẩy nhanh việc áp dụng các dịch vụ tài chính số, đặc biệt là Mobile Money.
Mobile Money mang lại những lợi ích to lớn cho người dùng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, cũng như cho toàn bộ nền kinh tế. Đối với người dùng, Mobile Money cho phép các bộ phận dân số trước đây chưa sử dụng ngân hàng có thể truy cập các dịch vụ tài chính một cách an toàn, chính xác và kịp thời. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thể thu được lợi nhuận khi họ thâm nhập vào các thị trường và nhóm khách hàng chưa được nhắm đến trước đây.
Mobile Money vừa được chính thức thí điểm tại Việt Nam. Hình thức dịch vụ thanh toán này đã được triển khai tại gần 100 quốc gia khắp thế giới và được dự báo là xu thế trong tương lai gần. Đây chính là một trong những cách để chúng ta số hóa, hiện đại hóa cuộc sống của mình hơn trong thời đại mới.
Theo đó, chuyên gia phân tích của HSBC cho rằng Reddi có thể mở rộng sang lĩnh vực thanh toán và nhắm mục tiêu người dùng không có tài khoản ngân hàng. Và nếu Reddi đạt 1% thị phần mobile tại Việt Nam vào năm 2025, mức đóng góp doanh thu của Reddi cho Masan Group tương ứng khoảng 1%.
Ngoài ra, HSBC cho rằng Masan và Reddi có khả năng sẽ hợp tác với các nhà cung cấp nội dung. Một số ít đối thủ viễn thông và băng thông rộng, chẳng hạn như FPT và Viettel, đã có các dịch vụ nội dung của riêng họ. Tương tự, VNG đang kết hợp Zing TV với hệ sinh thái Zing Music và ZaloPay.