MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Masayoshi Son - 'Kẻ phá bĩnh' vĩ đại nhất lịch sử thế giới công nghệ: Tham gia vào 100 doanh nghiệp khác nhau, tự so sánh mình với Napoleon, Tần Thủy Hoàng

23-09-2024 - 11:11 AM | Tài chính quốc tế

"Tôi không phải là một giám đốc điều hành. Tôi đang xây dựng một đế chế”, Masayoshi Son nói.

Ở một mức độ nào đó, sự thay đổi văn hóa là điều không thể tránh khỏi khi SoftBank phát triển từ một tập đoàn công nghệ Nhật Bản thành một tập đoàn đầu tư toàn cầu.

Nhưng đó cũng là một công thức cho cuộc đấu đá nội bộ ở cấp cao nhất, gần đây là giữa Misra và Marcelo Claure, một người Mỹ gốc Bolivia đã dẫn đầu cuộc đảo ngược tình thế của Sprint.

Thường thì những cuộc cãi vã diễn ra trên phương tiện truyền thông. Mặc dù Son có vẻ ngoài tiết chế trước công chúng, nhưng mức tiêu dùng cá nhân của ông lại xa hoa hơn. Ông tự trả tiền cho máy bay riêng và loại rượu vang đỏ yêu thích của mình. Ông có nhiều bất động sản trên khắp thế giới, bao gồm ba ngôi nhà liền kề ở trung tâm Tokyo.

Tầng hầm có một sân golf nhân tạo, nơi Son và khách có thể chơi trong mọi điều kiện thời tiết trên bất kỳ sân golf nào trên thế giới. Một phần của ngôi nhà được trang trí theo phong cách Đế chế, giai đoạn từ năm 1800 đến năm 1815.

Masayoshi Son - 'Kẻ phá bĩnh' vĩ đại nhất lịch sử thế giới công nghệ: Tham gia vào 100 doanh nghiệp khác nhau, tự so sánh mình với Napoleon, Tần Thủy Hoàng- Ảnh 1.

Đầu năm 2020, một nhóm từ công ty đầu tư Elliott Management đã đến thăm Nhật Bản. Sau khi mua 3% cổ phần của SoftBank, mục tiêu của họ là thuyết phục Son cải thiện cách quản trị doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy giá cổ phiếu. 

Khi một giám đốc điều hành của Elliott nêu ví dụ về Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, hoặc Bill Gates của Microsoft, Son đã nổi giận.

“Đây là những gã chỉ kinh doanh một ngành. Tôi tham gia vào 100 doanh nghiệp và tôi kiểm soát toàn bộ hệ sinh thái công nghệ”, ông phản đối. 

“Đối với tôi, sự so sánh đúng đắn là Napoleon, Thành Cát Tư Hãn hoặc Tần Thủy Hoàng - người đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Tôi không phải là một giám đốc điều hành. Tôi đang xây dựng một đế chế”.

Liệu đó có phải là những lời nói ảo tưởng?

Câu trả lời là không, nếu bạn tin rằng Son đang quyết tâm “Đưa Nhật Bản vĩ đại trở lại”. Sau sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng vào năm 1989-90, Nhật Bản đã bước vào “thập kỷ mất mát” đặc trưng bởi tình trạng giảm phát và tăng trưởng chậm chạp.

Khi Son ra mắt Quỹ Tầm nhìn SoftBank trị giá 100 tỷ USD, một cuộc chạy đua vũ trang trong thế giới đầu tư mạo hiểm đã nổ ra, dẫn đến sự phá hủy giá trị bán buôn. Việc phân bổ số tiền từ 100 triệu đến 200 triệu USD có nghĩa là Son phải gặp hàng trăm nhà sáng lập cá nhân để kiểm tra thông tin của họ.

Ngay cả với sức bền đáng kinh ngạc của mình, làm việc 20 giờ một ngày, thường xuyên bay trên máy bay phản lực riêng qua nhiều múi giờ, thì đó vẫn là điều không thể về mặt vật lý.

Quan trọng hơn, cần phải có số tiền lớn hơn nhiều - 500 triệu USD trở lên - để xoay chuyển một quỹ khổng lồ như Vision Fund. Các công ty mục tiêu không thể là các công ty khởi nghiệp như vậy; chúng là các công ty "giai đoạn sau", được thúc đẩy tăng trưởng nhờ nguồn vốn của SoftBank. Một trong những công ty này là WeWork, được thành lập bởi Adam Neumann.

Son hoàn toàn bị thuyết phục bởi Neumann, một người mơ mộng cũng nói về việc thống trị thế giới. Khi WeWork thua lỗ chồng chất, các đồng nghiệp đã cầu xin Son dừng lại. Ấy vậy nhưng ông chủ của họ vẫn từ chối nhượng bộ.

"Dù tất cả các bạn phản đối, tôi ngày càng quan tâm đến công ty này", ông nói. "Tôi đang để mắt đến Alibaba và chỉ có cậu ấy (Neumann) trông giống Alibaba ngày nay".

Khoản đầu tư ban đầu vào Alibaba năm 2000 - hai khoản cược 20 triệu USD và 80 triệu USD — hóa ra lại là một lời nguyền. Mong muốn chứng minh thành công của mình không phải là một lần, Son đã nói về việc tạo ra 10 Quỹ Tầm nhìn SoftBank với tổng số tiền là 1 nghìn tỷ USD.

Đây là những lâu đài trên không - thứ của sự kiêu ngạo. Những người biết Son nói rằng ông là một nhà điều hành tài giỏi (khi ông tập trung), một nhà đầu tư trung bình và một nhà giao dịch tệ hại. Trong giai đoạn 2019-21, khi thị trường đi xuống, Son đã chịu tổn thất nặng nề đối với Vision Funds 1 và 2.

Ông đã cố gắng phục hồi bằng cách đầu cơ điên cuồng vào giao dịch quyền chọn, sử dụng một quỹ đầu cơ nội bộ có tên là Northstar. SoftBank đã phải gánh chịu khoản lỗ hàng tỷ USD.

Trong 18 tháng, ông đã rút lui khỏi tầm nhìn của công chúng, bề ngoài là đang chịu án phạt nhưng thực chất là đang lên kế hoạch trở lại. Ngày nay, ông đang đặt cược cả gia tài vào trí tuệ nhân tạo để giành lại vị thế là một trong những nhà tương lai học doanh nhân hàng đầu thế giới.

Cho đến nay, thành tích của ông không ổn định. Trong giai đoạn 2017-2022, ông đã đề cập đến "AI" hơn 500 lần trong các bài thuyết trình về kết quả hàng quý và hàng năm. Tuy nhiên, khi nói đến OpenAI và sản phẩm đột phá ChatGPT của công ty, nhà đầu tư chính là Microsoft. Son chưa bao giờ được xem xét.

Masayoshi Son - 'Kẻ phá bĩnh' vĩ đại nhất lịch sử thế giới công nghệ: Tham gia vào 100 doanh nghiệp khác nhau, tự so sánh mình với Napoleon, Tần Thủy Hoàng- Ảnh 2.

Một phần của vấn đề là thời gian. Trong những năm của Vision Fund, các doanh nghiệp AI thường có quy mô nhỏ, đang trong giai đoạn phát triển ban đầu hoặc không được công chúng biết đến. Trong đại dịch Covid, Son đã phải ở lại Tokyo. Vào đầu năm 2022, khi các hạn chế đi lại cuối cùng đã được dỡ bỏ, ngoại trừ Trung Quốc, SoftBank đã bị bao vây bởi những khoản lỗ kỷ lục.

Nếu Son bảo toàn hỏa lực của mình thay vì phung phí tiền vào hơn 500 công ty riêng biệt trong Vision Funds, ông đã có thể ở vị trí hoàn hảo. Với định giá công ty thời ấy, Son có thể đã mua cổ phần trong các doanh nghiệp liên quan đến AI đầy triển vọng với giá hời. Nhìn lại, ông thừa nhận, "về mặt thời gian, có lẽ chúng tôi đã hơi sớm một chút".

Đó là một câu chuyện quen thuộc: Bản năng đúng, thời điểm sai. Bằng chứng đã có, nếu ông giữ lại 5% cổ phần của mình tại nhà sản xuất chip tiên tiến Nvidia vào năm 2019, ông có thể đã kiếm được một khoản tiền lớn khác.

Tuy nhiên, một trong những canh bạc AI của Son đã được đền đáp xứng đáng. Công ty thiết kế chip Arm của Anh - được mua lại vào năm 2016 là trung tâm của một siêu tầm nhìn khác: Một kế hoạch trị giá 64 tỷ USD để biến SoftBank Group thành một cường quốc AI đang phát triển, bao gồm cả một bước đột phá vào quá trình phát triển chip trí tuệ nhân tạo, được công bố vào tháng 5.

Mục tiêu là xây dựng một nguyên mẫu vào năm 2025, với mỗi chip có thể xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ. Dự án đầy tham vọng này nhằm mục đích tạo ra hệ sinh thái AI tích hợp theo chiều dọc của riêng SoftBank Group, từ sản xuất chip và vận hành trung tâm dữ liệu đến robot công nghiệp và sản xuất điện.

Đúng vậy, SoftBank không thể sánh bằng Amazon, Google và Microsoft, nhưng Son là khách hàng và nhà cung cấp cho các công ty siêu quy mô. Dự án sản xuất chip mới của ông liên quan đến hàng tỷ USD đầu tư. Khi hệ thống sản xuất hàng loạt được thiết lập, doanh nghiệp chip AI có thể được tách ra, mang lại hàng tỷ USD giá trị cho công ty mẹ SoftBank.

Câu hỏi là, liệu bộ phim của Son sẽ kết thúc như thế nào? Những người đặt cược vào ngày tận thế của giới tài chính đã gọi Son là may mắn, gọi SoftBank là quá lớn để thất bại. Tuy nhiên, với riêng phóng viên Financial Times – người đã có bốn năm nghiên cứu về Son - "kẻ phá bĩnh" vĩ đại nhất thế giới, thông điệp của anh là: Đừng bao giờ loại trừ Son!

Theo: Financial Times

Theo Vân Đàm

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên