MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Master Vân Nguyễn: Khởi nghiệp đôi khi không cần “bi kịch”

04-01-2020 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Theo đuổi chuyên ngành kế toán nhưng Vân Nguyễn lại bất ngờ rẽ hướng sang một ngành chẳng liên quan. Cho đến khi chị có được chỗ đứng như hiện nay, nhiều người mới hiểu tại sao.

Khi được hỏi trong hai danh xưng doanh nhân và nghệ nhân, chị thích được gọi là gì, Master Vân Nguyễn không do dự nói: Nghệ nhân! Sự kết hợp giữa một nghệ nhân đầy cảm hứng với một doanh nhân thực thụ với quan điểm kinh doanh "đẹp" nhưng "lạ" đã tạo nên một Master Vân Nguyễn đầy thú vị.

Đâu là lý do chị chọn danh xưng "nghệ nhân" chứ không phải "doanh nhân"?

Với tôi, nghề thẩm mỹ không chỉ để kinh doanh mà là đam mê. Thực ra, khi bắt đầu theo học kế toán, tôi vẫn chưa xác định được đam mê của mình là gì. Lúc đó, ngành kế toán là ước mơ thời thượng, bố mẹ tôi cũng nghĩ con gái làm nghề này cho ổn định nên nhắm mắt đưa chân. Ra trường, theo nghề, tôi mới thấy mình đã chọn sai đường.

Tôi bỏ nghề kế toán, thử làm trong spa nhưng cũng không thấy nhiều cảm hứng. Chỉ đến khi có cơ duyên với phun xăm thẩm mỹ, tôi mới thực sự tìm thấy đam mê cuộc đời, như cá gặp nước vậy. Tôi không chọn nghệ nhân mà nghệ nhân đã có trong tôi từ lâu rồi.

Nhiều người khởi nghiệp thành công thường có những câu chuyện hấp dẫn (và tới mức bi kịch) ở phía sau. Câu chuyện của chị là gì?

Tôi không có bi kịch (cười). Từ nhỏ tới lớn tôi khá thuận lợi. Cho đến khi tôi giật mình nhận ra một điều: tôi đã bỏ quên điều gì đó thôi thúc trong lòng mình từ lâu. Lúc đó tôi không định nghĩa được điều thôi thúc đó là gì nhưng biết rõ phải thoát ra tình trạng kẹt và tìm cho đúng niềm đam mê của mình.

Khi tìm đúng được đam mê, tôi đã biết mình phải cố gắng gấp ba người khác. Tôi luôn có cảm giác phải bù đắp cho những ngày đã lãng phí. Mục tiêu tôi đặt ra không do dự: mình phải trở thành người xuất sắc nhất. Tôi học mọi lúc mọi nơi, mọi nguồn. Nhưng không phải theo cách thiếu chọn lọc. Muốn trở thành người xuất sắc thì phải học người xuất sắc nhất, ban đầu là tại Việt Nam và tiếp đó là ở nước ngoài.

Master Vân Nguyễn: Khởi nghiệp đôi khi không cần “bi kịch” - Ảnh 1.

"Trên con đường đã chọn mình phải trở thành người xuất sắc nhất"

Một nghệ nhân sẽ điều hành doanh nghiệp như thế nào?

Tôi không có nhiều kinh nghiệm. Điều hành doanh nghiệp thực sự rất khác với việc làm một công việc yêu thích và đam mê. Tôi học dần những kỹ năng đơn giản, dù không đam mê, nhưng vì muốn nuôi dưỡng đam mê nên cũng khá có động lực. Sau đó tôi nhận ra rằng, chỉ cần làm tử tế bạn đã đủ sống trong xã hội này. Cái mà La Casa Beauty muốn đưa ra còn cao hơn thế. Nguyên tắc tôi học được là "win -win more". Mình hãy nhận phần "win" và để khách hàng "win more".

Nếu có 3 điều để nói về La Casa, chị sẽ nói gì?

Điều đầu tiên, chúng tôi đặt sự an toàn của khách hàng lên cao nhất. Chúng tôi đã chữa cho khá nhiều ca thẩm mỹ bị hỏng và thấu hiểu điều này. La Casa xây dựng quy trình nghiêm ngặt và không cho phép sự dễ dãi, cẩu thả nào xảy ra. Mực dùng trong công việc cũng là loại tốt nhất: mực hữu cơ của Đức, kim nhập khẩu loại tốt nhất và cũng chỉ dùng 1 lần. Đội ngũ nhân sự nếu không lành nghề sẽ không được làm việc. Ai cũng phải chuẩn xác chỉ từ việc đeo khẩu trang, sử dụng găng tay 1 lần, ga trải giường cũng thay ngay sau khi mỗi khách sử dụng.

Thứ hai, La Casa là một trong số ít nơi có thể làm cho khách hàng đẹp hơn nhưng vẫn là chính họ. Một khách hàng quen kể, sau 2 năm đến với La Casa mà chưa một lần chồng biết vợ dùng dịch vụ thẩm mỹ. Có lần anh đồn đoán gần đây chị yêu đời nên xinh ra như thời mới yêu nhau.

Thứ ba, nhân viên của La Casa lành nghề và có tiêu chuẩn thẩm mỹ cao. Chúng tôi nhận ra rằng tay nghề giỏi, bạn có thể học hỏi và sao chép được nhưng để sở hữu một trái tim biết rung cảm nghệ thuật thì không.

Master Vân Nguyễn: Khởi nghiệp đôi khi không cần “bi kịch” - Ảnh 2.

An toàn và tận tâm chính là bí quyết để La Casa Beauty có được lòng tin của khách hàng.

Chị có khi nào thấy mệt mỏi muốn bỏ cuộc?

Khi công việc là đam mê thì mỗi ngày đều là niềm vui. Chúng tôi có 2 ‘ngôi nhà’ La Casa, một ở Hà Nội và một ở Sài Gòn nên phải đi lại nhiều hơn trước. La Casa Beauty giá đắt hơn chút nhưng khách vẫn thích và tin tưởng tuyệt đối.

Một phần thời gian tôi dành để dạy học viên trong và ngoài nước. Nhiều người từ rất xa tới. Tôi dạy họ cách làm nghề, hỗ trợ khi cần với mong muốn làm sao ở Việt Nam có một thế hệ trẻ dám dấn thân làm những điều mình thích. Phần nào đó, tôi cũng mong việc đào tạo của mình có thể đóng góp cho sự phát triển của ngành phun xăm thẩm mỹ trong nước.

Chị đã là Master ( bậc thầy), nhưng chị vẫn đi học?

Dù là một chuyên gia giỏi thì với xu thế của thế giới liên tục cập nhật những công nghệ, kỹ thuật mới thì chỉ có tìm tòi, học hỏi mới có thể tiếp cận được. Nắm thật vững thì mình mới làm nghề tốt được, còn dạy cho nhân viên, cho học viên của mình nữa. Ngại học thì mình chỉ lạc hậu dần và đánh mất cơ hội.

Chị vẫn sẽ theo đuổi triết lý kinh doanh của một "nghệ nhân"?

Tôi theo đuổi chủ nghĩa tự nhiên. Mọi kỹ thuật, tài năng của người nghệ nhân thẩm mĩ đã để tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên này. Người phụ nữ đẹp nhất chính là khi cô ấy quyết định trở thành chính mình.

Master Vân Nguyễn là người sáng lập La Casa Beauty, 43 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội và một cơ sở ở Sài Gòn. Chị là giám khảo của nhiều cuộc thi: "International Beauty Artist Expo & Contest" diễn ra tại Hàn Quốc năm 2017, " VietNam International Beauty Artist Festival" năm 2018, "Young talent of the PMU 2018", "Best Face PMU" năm 2019.

Năm 2018, Master Vân Nguyễn đạt giải nhất phần thi microblading trong cuộc thi "Permanent Make Up World Conference" (Hội thảo phun xăm thẩm mỹ thế giới – tổ chức lần thứ 7) diễn ra tại Amsterdam, Hà Lan. Ngoài ra Master Vân Nguyễn được mời trình diễn, giảng dạy các kỹ thuật hairstrokes, điêu khắc tại các chương trình lớn trong lĩnh vực PMU nhiều nơi trên thế giới.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên