Mất 30 năm, tôi mới tìm được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh tự miễn mà mình gánh chịu
Đây chính là cách giúp người phụ nữ này phát hiện mình bị viêm khớp vảy nến tự miễn sau khi bị đau lưng cùng nhiều triệu chứng khác suốt 3 thập niên.
- 18-04-2017Người bệnh xin nợ viện phí, nhiều bệnh viện gặp khó khăn
- 13-04-2017Bệnh vào từ miệng: Đã đau dạ dày rồi thì cần tránh xa 3 loại thực phẩm sau
- 13-04-20177 điều cần tuyệt đối tránh khi bị táo bón để bệnh không thêm trầm trọng
Mollie Carman, 55 tuổi, mắc bệnh viêm khớp vảy nến từ khi còn nhỏ nhưng phải mất 30 năm cô mới được chẩn đoán chính xác căn bệnh này. Trong quá trình chẩn đoán và điều trị, các bác sĩ nghi ngờ cô bị đau xơ cơ hoặc lupus. Mọi thứ thay đổi khi cô tìm được một bác sĩ chuyên về thấp khớp.
Dưới đây là tâm sự của người phụ nữ sau khi tìm ra hướng điều trị căn bệnh đáng sợ này:
Thật khó để nhớ chính xác tôi bị viêm khớp vảy nến từ khi nào. Khi còn là một đứa trẻ, vảy nến đã bong khắp trên đầu tôi – điều ấy khiến tôi thực sự rất phiền lòng vì ngay khi còn nhỏ đã mắc phải căn bệnh quái ác.
Bắt đầu vào thời gian này, tôi luôn cảm thấy đau đớn. Tôi gần như không thể mô tả cảm giác ấy. Nó giống như một cơn co thắt cơ làm tôi tỉnh giấc giữa chừng và đau đớn hành hạ suốt cả ngày. Nhưng khi tôi được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến khá nhanh, các bác sĩ dường như không ai biết đến nguyên nhân gây ra đau lưng ở cơ thể tôi.
Con đường dài để chẩn đoán đúng bệnh
Triệu chứng bệnh của tôi trở nên tồi tệ hơn vào những năm 20, 30 tuổi, ngay cả khi tôi đã có 4 đứa con vào thời điểm 33 tuổi. Những cơn đau bắt đầu ảnh hưởng đến cổ và các khớp nhưng tôi vẫn cố gắng thực hiện mọi hành động như người bình thường như: đi bộ cùng các con, chạy và bơi lội trong hồ Michigan. Tôi gặp vấn đề về thể chất trong suốt cuộc đời, vì vậy chỉ biết tự giả định mình là người yếu ớt.
Trong khi đó, bác sĩ da liễu của tôi – bác sĩ chăm sóc chính và nhiều chuyên gia khác nói với tôi rằng tôi có thể bị đau xơ cơ, lupus hoặc viêm khớp dạng thấp. Và dường như, mỗi lần đi thăm khám bệnh, tôi lại được chẩn đoán thành một loại bệnh khác những lần trước đó.
Tôi bắt đầu đọc tất cả những cuốn sách y khoa mà mình tìm kiếm được và thấy những triệu chứng mình gặp phải hết sức quen thuộc với căn bệnh viêm khớp vảy nến . Tôi thậm chí còn tự chẩn đoán bệnh cho một người hàng xóm với ngón tay co quắp, sưng vù – một biểu hiện phổ biến của bệnh viêm khớp vảy nến. Tôi nói với anh ấy: "Anh nên đến gặp bác sĩ chuyên khớp cao cấp vì rất có thể anh đã bị viêm khớp vảy nến". Và tất nhiên, ông ấy đã làm theo lời khuyên của tôi và được chẩn đoán đúng bệnh.
Tôi cũng phải đi tìm bác sĩ bắt bệnh chuẩn cho mình
Mặc dù vậy, tôi vẫn không tự ý làm mọi thứ mà phải đến năm 2002, tôi mới tìm đúng bác sĩ chẩn đoán đúng căn bệnh của mình. Khi ấy, tôi đã 40 tuổi. 2 vợ chồng tôi đang bận rộn chăm lo đàn con và phải di chuyển chỗ ở từ Wisconsin đến Idaho.
Sau khi di chuyển đến chỗ ổn định, tôi tìm được một bác sĩ chuyên điều trị thấp khớp ở Boise, được đánh giá là người giỏi nhất trong lĩnh vực cơ-xương-khớp ở khu vực Tây Bắc. Ông ấy đã chụp X-quang vùng xương chậu của tôi và cuối cùng đưa ra chẩn đoán căn bệnh. Ông ấy nói tôi bị viêm cột sống – một loại viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến toàn bộ xương trong khung chậu. Trong trường hợp của tôi thì một số khớp ở vùng xương sống dưới đã cứng lại, không hoạt động được.
Mollie Carman may mắn tìm được bác sĩ cao tay trong lĩnh vực cơ-xương-khớp sau khi nghiên cứu nhiều loại sách y khoa.
Vào thời điểm đó, rất nhiều tổn thương thiệt hại do căn bệnh gây ra đã được tiến hành điều trị. Điều trị viêm khớp vảy nến không thể đảo ngược những tổn hại hiện có. Thêm vào đó, nhiều tổn thương thiệt hại khác còn làm tình trạng bệnh viêm khớp vảy nến thêm tồi tệ hơn. Xương mu của tôi bắt đầu cứng lại và các khớp thì cứng đờ. Tôi đã phải phẫu thuật cổ tử cung và thay thế hông. Mỗi năm, tình trạng bệnh lại thêm tồi tệ, đặc biệt là vào mùa đông – cái cảm giác giống như tôi đang đi bộ trên cát lún thật nhanh. Trải qua một thời gian dài, tôi mới cảm thấy khá hơn.
Từ trường hợp của mình, tôi muốn mọi người hãy lưu tâm hơn đến bệnh viêm khớp vảy nến. Đối với bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, ngay từ ban đầu xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn cần tìm đến bác sĩ có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Các nhóm trên Facebook cũng có thể là một nguồn thông tin tốt để theo dõi các chuyên gia thấp khớp. Và may mắn thay, bây giờ dễ dàng hơn rất nhiều so với trước kia để tìm một bác sĩ chuyên gia cơ-xương-khớp được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp có liên quan với bệnh vảy nến. Tỷ lệ viêm khớp vảy nến chiếm 10-30% ở bệnh nhân bị vảy nến. 80% trường hợp có viêm khớp xuất hiện sau tổn thương vảy nến; 15% xuất hiện đồng thời và 10% trường hợp viêm khớp xuất hiện trước khi có tổn thương da. Bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến sẽ bị phá huỷ khớp dẫn đến mất chức năng vận động.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến hiện nay vẫn còn chưa rõ, các nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng tốc độ chu chuyển da (turn over của da), dẫn đến sừng hóa da và móng. Quá trình viêm với sự tham gia của các tế bào miễn dịch (lympho T) và cytokin (TNF α), các yếu tố tăng trưởng và tân sinh mạch ở cả da, khớp và các điểm bám tận. Ba yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với quá trình sinh bệnh di truyền, miễn dịch và môi trường.
Trí thức trẻ