Mất cơ hội tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội
Chị Nguyễn Thị Thu (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, khi dịch COVID-19 mới ảnh hưởng, công ty cho nghỉ việc luân phiên, rồi tạm nghỉ không lương, cuối cùng cho nghỉ hẳn với những người đã dưới 40 tuổi trở lên như chị.
- 13-04-2022Ồ ạt rút bảo hiểm xã hội 1 lần: Lợi ít, hại nhiều
- 10-04-2022Báo động "làn sóng" rút bảo hiểm xã hội một lần
- 09-04-20227 lý do người lao động cần cân nhắc khi nhận Bảo hiểm xã hội một lần
“Gần đây hỏi một số đồng nghiệp còn làm mới biết, những người trung tuổi như tôi đều được cho nghỉ để công ty tuyển người trẻ hơn nhằm tăng năng suất, tăng làm thêm, đặc biệt khi có nhiều người từ phía Nam về thời gian qua. Tầm tuổi như tôi giờ muốn xin vào công ty khác cũng khó có nơi nhận, vì tuổi cao nên mắt mờ, tay chân chậm, sức khỏe khó tăng ca nhiều, nên cũng mất có hội tiếp tục đóng BHXH bắt buộc”, chị Thu nói.
Gần 2 năm nay chị Thu không có việc làm ổn định, chuyển sang bán hàng trên mạng với thu nhập bấp bênh, cả nhà trông cậy cả vào thu nhập cũng làm công nhân của chồng. Nay con cái đi học trực tiếp trở lại, học thêm nhiều, nên chi phí ăn học cũng tăng theo.
“Dù đã tham gia BHXH hơn 12 năm nhưng đành rút BHXH một lần chưa tới 80 triệu đồng. Số tiền không nhiều do công ty chỉ đóng BHXH theo lương tối thiểu, nhưng lúc này một đồng cũng quý. Về lâu dài, tôi sẽ cố để ông xã vẫn tham gia BHXH đầy đủ và có lương hưu sau này, hai vợ chồng bớt phụ thuộc con cái phần nào”, chị Thu nói.
Bữa cơm công nhân tại một nhà máy trong khu công nghiệp. Ảnh: Minh họa
Còn chị Phạm Thị Hương (ở Nông Cống, Thanh Hóa) chia sẻ, năm nay chị 50 tuổi, đóng BHXH bắt buộc được gần 15 năm. Cuối năm ngoái, dịch bùng phát tại Bình Dương, công ty cho nghỉ việc, cả gia đình chở xe máy về quê nương tạm ông bà và cho con cái về trường huyện học. Chị xác định không đi Nam làm công nhân nữa, vì có trở lại cũng khó xin việc vì tuổi cao, còn chồng chị đã xin được việc làm cho công ty ở khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa).
“Giờ nếu rút BHXH 1 lần tôi được khoảng 100 triệu đồng. Nếu đóng BHXH tự nguyện cho 5 năm còn thiếu để nhận được lương hưu sẽ thêm vài chục triệu đồng nữa. Theo tuổi nghỉ hưu mới phải tới 58 tuổi tôi mới được nhận lương. Giờ tôi cũng rất băn khoăn giữa việc để đóng tiếp hay rút BHXH 1 lần vào cuối năm nay, nếu chờ cũng rất lâu, mà khoản tiền đó cũng giải quyết được nhiều khó khăn trước mắt, sau này 2 vợ chồng vẫn có 1 người có lương hưu”, chị Hương nói thêm.
Những trường hợp NLĐ rút BHXH một lần ở mức tuổi cao, thời gian đóng hơn 10 năm như chị Thu, chị Hương không hiếm. Đặc biệt, sau các đợt bùng phát dịch COVID-19 năm 2020 - 2021, giãn cách xã hội khiến doanh nghiệp khó khăn, NLĐ từ trung tuổi trở lên thuộc nhóm bị nghỉ đầu tiên và rất khó xin việc mới trong khu vực chính thức. Một bộ phận NLĐ sau đó cũng rời phố về quê và không trở lại làm công nhân nên dừng đóng BHXH bắt buộc. Sau 1 năm nghỉ việc đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần là họ làm thủ tục để nhận.
Tiền phong