Mất đến 5 năm xuất khẩu nông sản chỉ tăng khoảng 200 triệu USD
Đây là thông tin đáng chú ý về hoạt động xuất khẩu nông sản 5 năm gần đây (2012-2016) vừa được Tổng cục Hải quan công bố.
- 25-12-2016Tạo thương hiệu mạnh để giảm xuất khẩu nông sản dạng thô
- 24-11-2016Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Tiêu thụ nhiều, nhưng rủi ro
- 07-11-2016Xuất khẩu nông sản năm 2016: Gạo hụt hơi, cà phê bứt phá
Theo đó, số liệu xuất khẩu nông sản được tổng hợp từ giá trị xuất khẩu của 9 mặt hàng chủ lực là: Rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, cao su, sắn và sản phẩm từ sắn.
5 năm qua, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu chung vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao (bình quân 12,8%/năm) thì xuất khẩu hàng nông sản lại gặp nhiều khó khăn, chỉ tăng trung bình 2,4%/năm. Điều nay khiến cho tỷ trọng xuất khẩu nông sản giảm từ 13% năm 2012 xuống chỉ còn gần 8,6% năm 2016 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Đặc biệt, trong 5 năm qua, việc xuất khẩu nông sản liên tục có sự trồi sụt, không ổn định. Cụ thể, năm 2012 đạt 14,9 tỷ USD, sang năm 2013 lao dốc xuống 13,1 tỷ USD, năm 2014 tăng lên 14,3 tỷ USD, sang năm 2015 lại giảm xuống 14 tỷ USD và đến năm ngoái tăng lên 15,1 tỷ USD.
Trong các nhóm hàng nông sản xuất khẩu lớn, rau quả là nhóm hàng có mức tăng trưởng tốt và ổn định nhất. So với năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2016 đã tăng gần ba lần, đạt 2,46 tỷ USD và là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ ba trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều cũng đạt mức tăng khá tốt, với mức tăng trung bình hơn 14%/năm trong giai đoạn 2012-2016.
Các nhóm hàng còn lại thấp, thậm chí chưa đạt được mức kim ngạch của năm 2012, như: Cà phê, chè, gạo, sắn và cao su… Trong đó, cà phê là nhóm hàng có nông sản có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2016 nhưng trong giai đoạn 2012-2016, đây lại là mặt hàng có nhiều biến động nhất, khi sản lượng, trị giá, đơn giá trung bình lên xuống thất thường qua từng năm.
Hải quan