Mất gần 50% giá trị trong nửa năm, Gelex muốn mua 29 triệu cổ phiếu quỹ
Có nhiều doanh nghiệp đã thông qua việc mua cổ phiếu quỹ trước tình hình ảnh hưởng của Covid-19.
- 15-03-2020Thực phẩm Sao Ta (FMC) lên phương án mua 2 triệu cổ phiếu quỹ
- 14-03-2020Cổ phiếu rơi mạnh về đáy của nhiều năm, PAN Group tính mua lại 21,6 triệu cổ phiếu quỹ
- 14-03-2020Thị giá giảm sâu, hàng loạt doanh nghiệp tiến hành mua cổ phiếu quỹ
- 13-03-2020Chủ tịch UBCK: "Nhà đầu tư không nên bán tháo, UBCK sẽ xử lý hồ sơ doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ trong 1 ngày"
Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (Gelex – mã chứng khoán GEX) vừa thông qua chi tiết phương án mua cổ phiếu quỹ.
Theo đó, Gelex dự kiến mua lại không quá 29 triệu cổ phiếu, tương ứng 5,94% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty làm cổ phiếu quỹ nhằm bình ổn giá và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông.
Nguồn vốn mua vào lấy từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Giá mua theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch và đảm bảo tuân theo quy định.
Cổ phiếu GEX giảm gần 50% từ tháng 9/2019
Trước đó Gelex đã công bố kết quả kinh doanh năm 2019 với doanh thu thuần đạt 15.324 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018, còn lợi nhuận trước thuế giảm 28%, còn 1.100 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 858 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2019, tài sản dài hạn của GEX tăng 3.710 tỷ đồng lên tới hơn 12.852 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định của công ty này chiếm tới gần 1 nửa tài sản dài hạn với 6.174 tỷ đồng. Nguồn đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh, với giá trị tại ngày 31/12/2019 lên tới gần 4.352 tỷ đồng, riêng đầu tư vào công ty liên kết lên tới gần 4.265 tỷ đồng (tăng 2.712 tỷ so với đầu kỳ).
Thông tin trên BCTC cũng thể hiện, tính đến hết năm 2019 Gelex còn hơn 1.201 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, hoen 66 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Ngoài ra còn hơn 77 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và 147 tỷ đồng vốn khác của chủ sở hữu.
Trên thị trường cổ phiếu GEX cũng đang giảm mạnh theo đà giảm chung của thị trường, với mức giảm 30% từ đầu năm 2020 đến nay.
Nhịp sống kinh tế