MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mất mùa lịch sử: Đến lượt Chủ tịch Hà Tĩnh truy trách nhiệm

16-07-2017 - 09:00 AM | Xã hội

Tại sao khi đưa giống vào làm năng suất cao thì nhận là do quản lý, chỉ đạo tốt, còn khi mất mùa thì đổ trách nhiệm, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh truy.

Tại phiên bế mạc kỳ họp HĐND tỉnh hôm qua, Chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cho hay, đang dự họp QH thì nghe Giám đốc Sở NN&PTNN báo cáo lúa nhiễm đạo ôn. Hỏi biện pháp khắc phục thì được biết đã vô phương cứu chữa.


Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh

“Tôi và đồng chí Bí thư đi kiểm tra thì đúng là không còn cứu chữa được nữa. Giống đã không kháng được thì phải phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ không bị như vậy”, ông Khánh nói.

Ông Khánh đặt câu hỏi: Giống đưa vào khi nào, ai quản lý? Tại sao khi đưa giống vào làm năng suất cao thì nhận là do quản lý, chỉ đạo tốt, còn khi mất mùa thì đổ trách nhiệm? Điều này là không được.

“Việc thành lập hội đồng sẽ làm rõ nguyên nhân, đánh giá tổng thể toàn diện, từ chất lượng, tính kháng bệnh của giống đến trách nhiệm quản lý của các cấp ngành liên quan”, ông Khánh cho biết.

Không để xảy ra thiếu đói

Ngoài việc truy trách nhiệm của ngành NN&PTNN, Chủ tịch Hà Tĩnh cũng yêu cầu làm rõ vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã, huyện.

“Tôi nghe một số đồng chí chủ tịch UBND huyện chất vấn rất sâu về việc mất mùa, nhưng hình như không thấy trách nhiệm của lãnh đạo các huyện ở đâu. Rất vô lý”, ông Khánh đặt vấn đề.

Theo ông, ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, nhưng sát với nhân dân là ở cấp xã và huyện. Khi phát hiện sự việc tại sao không tìm cách xử lý ngay?

Khi lúa bị nhiễm đạo ôn, cấp xã, huyện cũng không phát hiện ra.

“Tôi được biết một số hộ dân cũng gieo lúa Thiên ưu 8 khi phát hiện bệnh sớm, phun thuốc thì lúa vẫn đạt năng suất 4 tạ/sào. Vì vậy, trách nhiệm quản lý giống ngoài ngành nông nghiệp ra, tôi đề nghị chủ tịch huyện, xã cũng phải chịu trách nhiệm. Tại sao các đồng chí gắn với nhân dân nhất nhưng dân làm giống gì, nguồn gốc ở đâu lại không biết?”.

Giống Thiên ưu 8 sử dụng trong vụ Xuân vừa qua ngoài nguồn cung từ công ty cổ phần Giống cấy trồng trung ương, còn có cả mua trôi nổi.

Sau vụ Xuân mất mùa, tỉnh đã hỗ trợ giống cho người dân để sản xuất vụ Hè thu, đồng thời trích gần 34 tỷ đồng hỗ trợ cho nhân dân.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng giao cho các địa phương rà soát, nắm bắt các hộ dân mất mùa, không để xảy ra tình trạng do thiếu đói, ông Khánh nhấn mạnh.

Theo Lê Minh

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên