Mẩu chuyện nhỏ về cuộc sống và chiêm nghiệm: Bạn có thể giúp cuộc đời nhiều hơn thế, ngay cả khi chẳng có gì ngoài một trái tim
Chúng ta chắc chắn giàu có hơn rất nhiều người vô gia cư khốn khổ nhưng lại thường là những kẻ kêu ca, than phiền nhiều nhất về số phận. Cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể vô tư giúp đỡ bất kì ai ta vô tình gặp trên đường đời.
- 07-03-2017Lý Tiểu Long và triết lý rất đàn ông: Đừng cầu xin cho một cuộc sống dễ dàng, hãy cầu cho có sức mạnh để chịu đựng một cuộc sống khó khăn
- 07-03-2017Bài học cậu bé xếp dép nói với chúng ta: Khó khăn hay đủ đầy chẳng quyết định việc hình thành một đức tính tốt
- 06-03-2017“Thời đại học tôi từng nợ nần chồng chất nhưng đó là động lực để tôi phấn đấu trở thành triệu phú"
- 05-03-2017Bức ảnh đáng yêu nhất ngày: Cậu bé lượm ve chai vô tư xếp dép cho các bạn dã ngoại
Bắt đầu một tuần làm việc bận rộn, tôi bay từ Los Angeles tới Detroit ở khoang hạng nhất. Ngồi cạnh tôi là một người đàn ông trẻ với bộ vest màu xám tro. Trên lối vào, nữ tiếp viên đang phục vụ đồ uống cho hành khách. Tôi chọn nước lọc còn người bên cạnh không dùng gì.
Trong lúc tiếp viên đang phục vụ, những người khách ở khoang thường bắt đầu lên máy bay. Một ông lão ngồi ngay hàng ghế đầu tiên, ngăn cách giữa khoang thường và khoang hạng nhất. Khi nữ tiếp viên đến gần, ông lão ngước lên và ngỏ ý muốn uống nước. Nữ tiếp viên từ chối phục vụ ông và giải thích rằng, hành khách ở khoang thường sẽ được phục vụ sau khi máy bay cất cánh.
Ông lão vẫn kiên trì: "Tôi rất khát nước, cô vui lòng cho tôi một cốc nước". Nhưng nữ tiếp viên cương quyết từ chối yêu cầu của ông với giọng khá gay gắt. Rõ ràng, cô tiếp viên không quan tâm đến tình trạng của hành khách lớn tuổi này mà chỉ nhất nhất tuân theo các quy định.
Các hành khách trong khoang hạng nhất bắt đầu tỏ ra khó chịu bởi sự việc này, nhưng không ai lên tiếng. Đột nhiên, người ngồi cạnh tôi đứng lên, lịch sự yêu cầu một cốc nước từ các tiếp viên, mời ông lão và trở về chỗ của mình. Bất chấp ánh mắt khó chịu của nữ tiếp viên, những người chứng kiến sự việc đều vỗ tay cho hành động đẹp của anh. Cảm thấy nhẹ nhõm trước hành động của người đàn ông trẻ, nhưng tôi có một chút xấu hổ vì đã không dành cốc nước của mình cho ông lão. Tôi tự nhủ bản thân sẽ hành động chu đáo như thế trong tương lai.
Trong chuyến đi Ấn Độ, tôi ngồi taxi đến Calcutta, thủ phủ bang West Bengal, xe bị tắc đường. Cả thành phố ồn ã trong tiếng còi xe. Khi kinh tế Calcutta suy thoái, thành phố biến thành một khu ổ chuột phức tạp và hỗn loạn. Những người giàu có sống bên cạnh những tầng lớp nghèo khổ nhất xã hội.
Chiếc taxi nhích từng chút dọc đường phố đông đúc. Phía trước taxi là một chiếc Mercedes, phía sau là chiếc xe kéo, một chiếc xe buýt đầy người, và những chiếc xe máy đang cố chen trong dòng xe cộ đông đúc. Qua cửa taxi, tôi thấy bên vỉa hè là một đứa trẻ vô gia cư trần truồng khoảng 7 - 8 tuổi đang ngồi bên miệng cống. Tôi hỏi người lái taxi rằng đứa trẻ đang làm gì bên miệng cống bẩn thỉu như vậy.
- Ông chỉ cần coi như không nhìn thấy nó.
- Không, tôi muốn biết đứa trẻ đang làm gì. Anh hãy dừng xe lại - Tôi nói với lái xe khi anh ta tiếp tục thuyết phục tôi bỏ qua đứa trẻ.
- Cháu bé đang làm gì thế? Tôi bước đến bên và hỏi đứa trẻ vô gia cư.
- Cháu tìm thức ăn thừa từ cống. Có rất nhiều thức ăn thừa ở đây, thưa ông - Câu trả lời khiến tôi không biết nói gì hơn. Giây phút đó, tôi như đóng băng. Sau vài giây trấn tĩnh, tôi đề nghị mời cậu bé một chiếc bánh ngọt ở cửa hàng gần đó.
- Cháu hãy chọn bất kỳ món bánh nào mà cháu thích nhé. - Cậu bé chọn vài chiếc bánh nhỏ, tôi trả tiền và chúng tôi mỗi người đi một ngả. Chiếc taxi đã đi xa, và tôi ở lại với dòng suy nghĩ ngổn ngang.
Tôi không nghĩ điều gì khi đưa cậu bé vô gia cư đến cửa hàng bánh. Đó chỉ là hành động tức thời, cũng như cách mà người đàn ông trên chuyến bay mời ông lão ly nước. Từng trải qua nghèo đói cùng cực khi còn nhỏ ở Banglades, tôi hiểu cảm giác đói khát đến mức phải kiếm thức ăn từ cống nước thải. Hiện tại, tôi đủ khả năng để giúp đỡ một người đang đói khát. Lí do đó là đủ khiến tôi hành động. Tôi hiểu rằng bản thân không thể trợ giúp mọi người nghèo khổ trên trái đất này. Nhưng tại thời điểm đó, tôi cảm thấy giúp đỡ đứa trẻ là trách nhiệm của tôi. Trong một khoảnh khắc, tôi tin rằng hành động của mình góp phần thay đổi cả thế giới.
Đã bao nhiêu lần bạn bỏ lỡ cơ hội mua giúp phong kẹo cao su cho một đứa trẻ ở công viên? Đã bao nhiêu lần bạn từ chối một ông lão ăn xin? Chúng ta chắc chắn giàu có hơn rất nhiều những người vô gia cư khốn khổ, nhưng lại thường là những kẻ kêu ca than phiền nhiều nhất về số phận. Bạn có thể giúp đỡ người xung quanh: thành viên gia đình, bạn bè hay một người xa lạ bởi lòng cảm thông nhất thời. Nhưng hãy thực hiện nó một cách ân cần và chu đáo.
Bất cứ khi nào bạn quyết định cho đi, hãy cho đi một cách tử tế và chân thành. Thực ra cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể vô tư giúp đỡ bất kì ai đó mà bạn gặp trên đường đời. Một chút chu đáo thôi, bạn có thể giúp cuộc đời nhiều hơn thế, ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.