Máy bay chở hơn 170 khách bị rơi lốp khi cất cánh
Máy bay Boeing 757 bị rơi bánh xe khi cất cánh vào ngày 20/1 tiếp tục làm dấy lên lo ngại về độ an toàn của các phương tiện do nhà sản xuất Mỹ chế tạo.
- 24-01-2024Canada: Máy bay rơi khi đang đến mỏ kim cương, nhiều người thiệt mạng
- 24-01-2024Chiếc máy bay 'quá khổ' nhất thế giới có thể cất cánh từ tàu sân bay
- 23-01-2024Tìm nước trên sao Hoả dễ dàng hơn nhờ máy bay công nghệ mới
Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), vào khoảng 11h15 ngày 20/1 (giờ địa phương), chiếc Boeing 757 do Delta Air Lines khai thác đang trong quá trình cất cánh từ sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta đi Bogota, Colombia thì một bánh xe phía trước bị rơi ra và lăn xuống đồi.
FAA cho biết hơn 170 hành khách đều an toàn nhưng phải sớm sơ tán khỏi tàu bay. Phát ngôn viên của Delta Air Lines tuyên bố các hành khách đã được đưa lên chuyến bay thay thế.
Cho đến nay, đại diện của nhà sản xuất máy bay Boeing từ chối bình luận về câu hỏi liên quan đến sự cố kể trên. FAA tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra mới để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Các chuyên gia hàng không nhận định đây là giai đoạn "hỗn loạn" đối với Boeing. Nhà sản xuất phải đối mặt với nghi vấn về an toàn chất lượng sản phẩm trong những năm gần đây sau tai nạn thảm khốc vào năm 2018 và năm 2019.
Ngày 5/1, máy bay Boeing 737 Max-9 bị bung tấm bịt cửa của hãng hàng không Alaska Airlines ở độ cao gần 5.000m ngay sau thời điểm cất cánh từ sân bay quốc tế Portland ở Oregon, Mỹ. Đáng chú ý, một số hành khách phải khiếu nại về việc bị sang chấn tinh thần, thể trạng bởi hứng chịu gió thốc vào người do tàu bay có vết thủng lớn. FAA sau đó ra lệnh đình chỉ hoạt động khoảng 170 máy bay Boeing 737 Max-9 ở Mỹ cho đến khi được kiểm tra.
Đến ngày 13/1, chuyến bay nội địa Nhật Bản của thương hiệu All Nippon Airway phải trở lại nơi khởi hành bởi tàu bay Boeing 737-800 bị nứt cửa sổ buồng lái.
Trong vụ việc mới nhất xảy ra hôm 20/1, chiếc máy bay bị mất bánh ở Atlanta thuộc dòng Boeing 757, không liên quan đến loại Boeing 737. Vì vậy, hãng chế tạo tàu bay Mỹ dự báo sẽ tiếp tục "đau đầu" trong thời gian tới nhằm cải thiện khả năng kiểm soát chất lượng nhiều dòng sản phẩm.
Tiền phong