Máy bay thoát nạn gang tấc khi lao như “tàu siêu tốc” xuống Thái Bình Dương: Sai lầm của phi công được cứu vãn nhờ một hệ thống
Ngày 18/12/2022, một chiếc máy bay United Airlines đi từ Maui đến San Francisco đã suýt lao xuống biển với khoảng cách chỉ còn vài trăm mét.
- 11-08-2023Kỷ nguyên bùng nổ của xe điện có dấu hiệu khựng lại, hung tin cho Tesla và Ford?
- 10-08-2023Kỳ lạ tỷ phú tự thân đi ngược số đông, từ chối chi tiền mua du thuyền và thuê nhân viên chỉ vì 1 lý do
- 09-08-2023Nghịch lý một loại hải sản giá 650.000 đồng/kg, người Mỹ “không có để ăn” nhưng một quốc gia châu Âu lại khốn đốn vì phải tiêu huỷ hàng chục tấn/ngày
Một chuyên gia hàng không nói với trang Insider rằng hành khách trên chuyến bay của United Airlines đã được cứu nhờ công nghệ. Chiếc máy bay từ Maui đến San Francisco đã gặp sự cố lao xuống Thái Bình Dương. Hàng loạt sai lầm không mong muốn của phi hành đoàn đã khiến máy bay lao nhanh xuống đại dương với khoảng cách chỉ còn 228m.
Ngày 10/8/2023, Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) công bố báo cáo cuối cùng nêu chi tiết về việc chuyến bay mang số hiệu 1722 của United suýt chút nữa đã gặp tai nạn thảm khốc. Vụ việc xảy ra khoảng 1 phút sau khi chiếc Boeing 777 rời sân bay Kahului của Hawaii trong mưa lớn và nhiễu động.
Báo cáo của NTSB phỏng vấn các nhân chứng trên máy bay, bao gồm cả cơ trưởng và cơ phó, những người đã tích luỹ hàng chục nghìn giờ bay. Các kết luận nhấn mạnh rằng khi cất cánh giữa trời mưa to gió lớn, cánh tà của máy bay đã bị cơ phó điều chỉnh sai góc. Người này đã nghe nhầm hiệu lệnh của cơ trưởng khi máy bay cất cánh.
Khi máy bay bắt đầu lao nhanh xuống Thái Bình Dương, hệ thống cảnh báo khoảng cách với mặt đất của máy bay đã hoạt động. Chính cảnh báo này đã giúp các phi công có thời gian xử lý tình huống trước khi quá muộn.
Cựu điều tra viên Anthony Brickhouse của NTSB, đồng thời là phó giáo sư tại Đại học Hàng không Embry-Riddle, cho biết: “Hệ thống này cảnh báo các phi công rằng máy bay đang lao xuống gần mặt biển. Nó đã giúp các phi công tránh được một cú va chạm gang tấc. Họ chỉ còn cách mặt biển có 228 m”.
United Airlines chưa lên tiếng trả lời phỏng vấn từ Insider. Hãng này trước đó cho biết rằng sự việc được báo cáo sau khi phi hành đoàn hạ cánh thành công xuống San Francisco và phi công của chuyến đó đã được đào tạo bổ túc.
Các hành khách trên chuyến bay đã miêu tả quá trình máy bay gặp sự cố. Ông Rod Williams II nói với CNN rằng khi đang bay bình thường, máy bay tăng độ cao nhanh chóng chỉ trong vài giây. "Cảm giác như bạn đang ngồi trong chiếc tàu lượn siêu tốc và leo lên đỉnh", ông kể.
Một số hành khách cảm thấy điều bất thường và bắt đầu la hét. Ông Williams và gia đình đang ngồi gần phía sau máy bay khi chiếc Boeing 777 lao xuống kinh hoàng. Chiếc máy bay đã chúi mũi xuống trong khoảng 8-10 giây rồi "leo dốc", sau đó mới trở lại bình thường. Nhiều người đã cầu nguyện và nói những lời trăng chối.
Phó giáo sư Brickhouse nói rằng ngoài nỗi lo về chuyến bay, việc chậm trễ trong báo cáo vụ việc cũng là điều đáng ngại. Các vấn đề như lưu trữ dữ liệu cũng có liên quan đến việc trì hoãn báo cáo.
“Máy ghi âm lúc đó đã hoạt động. Với tư cách là một chuyên gia an toàn và điều tra viên, điều đáng lo ngại là hai tháng sau trôi qua uỷ ban điều tra tai nạn của đất nước mới phát hiện ra điều đó”.
Brickhouse cho biết NTSB và Cục Hàng không Liên bang cần thúc đẩy tiến hành ghi âm buồng lái nhiều hơn. Vì các nhân viên công nghệ có thể giúp ngăn chặn hiểm hoạ và điều tra các vụ tai nạn máy bay.
Brickhouse nói với Insider: “May mắn thay, nhìn chung, công nghệ đã hoạt động và hệ thống cảnh báo khoảng cách gần mặt đất đã cứu vãn tất cả”.
Theo BI, CNN
Nhịp Sống Thị Trường