MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

MBA và CFA so găng, người làm tài chính cần tấm bằng nào hơn?

25-07-2016 - 10:22 AM | Tài chính quốc tế

Chỉ tính riêng năm ngoái, các ngân hàng trên thế giới đã cắt giảm 100.000 việc làm. Do đó, quyết định học theo chương trình nào là điều hết sức quan trọng đối với những ai làm trong ngành dịch vụ tài chính.

Sau khi quyết định sẽ đầu quân cho Goldman Sachs, cô Amit Sinha chọn học CFA chứ không phải là một trường kinh tế.

“Tấm bằng CFA chắc chắn giúp tôi tăng kiến thức về đầu tư và hơn nữa còn thêm một điểm cộng sáng chói trong CV”. Phó chủ tịch Goldman London chia sẻ.

Tháng trước, hàng nghìn nhân viên tài chính bước vào kỳ thi CFA level I, II và III. Dù rất khó khăn nhưng kỳ thi CFA vẫn là trào lưu trong giới tài chính. Năm 2003, có khoảng 50.000 charter holders (những người đã vượt qua cả 3 level). Đến năm 2014, con số ấy đã tăng hơn gấp đôi lên 120.000 người.

Câu chuyện của Amit cũng chính là nỗi băn khoăn của rất nhiều người khác sẽ và đang bước chân vào ngành dịch vụ tài chính: Chọn học MBA hay CFA?

Nhiều người cho rằng tỷ lệ đỗ thấp cùng với chương trình học phức tạp đến dị thường khiến cho tấm bằng CFA trở nên khác biệt và có giá hơn so với những bằng khác. “Tôi đã đăng ký học MBA trong ngành tài chính. Tuy nhiên đối với những công việc như quản lý quỹ, M&A và chuyên viên nghiên cứu danh mục, CFA có vai trò đặc biệt quan trọng”. Steven Young – giám đốc tài chính tại Lancaster University Management School cho biết.

Không chỉ có sức hút mạnh mẽ, tấm bằng CFA còn rất có giá trị, hầu hết là do quá khó để thi đỗ. Sau đây là những con số giật mình: chỉ có 43% trong số 52.315 chuyên viên tài chính – những người tham dự kỳ thi CFA level I trong tháng 12 năm ngoái vượt qua thành công. Mỗi thí sinh phải bỏ ra 300 giờ học để chuẩn bị cho bài kiểm tra mỗi level. “Tôi đã phải từ bỏ con đường CFA sau khi thi đỗ level I vì không có thời gian”. Amit tại Goldman chia sẻ.

Tuy nhiên, CFA là lựa chọn kinh tế cho những ai không sẵn sàng nguồn lực tài chính. Theo Hội đồng thi GMAT, để có được một tờ giấy chứng nhận CFA ở mỗi level, mỗi thí sinh chỉ mất khoảng 1.000 USD trong khi một chương trình học MBA tại có thể lên tới 100.000 USD.

Trong khi bằng CFA có giá trị như nhau thì bằng MBA lại không như vậy. Theo Richard Bland – trưởng khoa tài chính tại London Business School chia sẻ: “Giá trị bằng MBA phụ thuộc vào nơi cấp bằng”. Nhiều ngân hàng đầu tư hiện nay chỉ nhận bằng MBA tại một số trường đại học tiêu biểu. Sa Price, nhân viên tuyển dụng tại Nomura cho biết công ty này chỉ nhận các trường IESE Business School, Londomn Business School và INSEAD.

Lợi thế của MBA so với CFA đó chính là mạng lưới rộng. Trong thời gian học tập 2 năm cùng nhau, sinh viên có thể quen biết nhiều người làm ở nhiều công ty, mảng ngành khác nhau. Điều đó rất cần thiết trong công việc sau này.

Phía viện CFA Institute cũng cho biết phía này đang tăng cường hoạt động trao đổi giữa các học viên. Viện CFA hiện có 140 cơ sở khu vực. Haroun Al-Mishwit – chiến lược gia tại Goldman VP London đã trở thành charter holder năm 2013 - cho biết viện CFA giúp anh rất nhiều trong việc xây dựng mạng lưới tại Mỹ, châu Âu và Trung Đông. “Những người đỗ cả 3 kỳ thi CFA rất muốn chia sẻ những kinh nghiệm họ đã trải qua”.

Nhiều người còn cho rằng các chương trình MBA đào tạo không đầy đủ về kỹ thuật tài chính. Kate Lander – trưởng phòng giáo dục tại EMEA cho biết: “Trong khi hầu hết các chương trình giảng dạy cho sinh viên sau tốt nghiệp đều trải rộng nhiều mảng khác nhau, CFA tập trung vào kiến thức đầu tư như phân tích đầu tư, chiến lược danh mục và phân bổ tài sản. Về cơ bản học viên sẽ được trau dồi những kiến thức chuyên sâu về phân tích tài chính”.

Trái lại, chương trình học của CFA cũng được cho là không phù hợp để lên đến vị trí cao hơn ở cấp quản lý. “Nếu bạn muốn dẫn dắt cả một đội bạn cần phải có kiến thức kinh tế rộng và kỹ năng quản lý”. Regina Resnick – giám đốc quản lý ban nghề nghiệp tại Columbia Business School chia sẻ. Đó chính là điều mà tấm bằng MBA mang lại.

Nghiên cứu trên 13.000 hồ sơ ứng tuyển tại eFinancialCareers cho thấy 14% giám đốc quản lý tài chính có bằng MBA, chỉ 10% có bằng CFA. Tuy nhiên PayScale lại cho biết những người có bằng MBA trong ngành tài chính kiếm được trung bình là 68.521 USD trong khi CFA là 65.960 USD.

Chuyên viên tài chính tại JPMorgan – Xiaotong nhận được CFA charter năm 2012 và bằng MBA tại Warwick Business School năm 2013 chia sẻ, CFA và MBA là hai chương trình bổ sung cho nhau.

Ít nhất nếu bạn muốn leo đến đỉnh cao sự nghiệp, bằng MBA sẽ giúp những chuyên viên tài chính một con đường để tiến tới. “Sự nghiệp không chỉ là công việc hiện tại, đó còn là những công việc trong tương lai”. Richard – nhân viên RBS chia sẻ.

Anh Sa

Businessbecause

Trở lên trên