6 lý do các nhà đầu tư nên lo lắng về thị trường chứng khoán tháng 9 qua góc nhìn MC chương trình "Tiền điên" của CNBC
Chuyên gia tài chính Jim Cramer, người dẫn chương trình "Tiền điên" (Mad Money) của đài CNBC, vừa cảnh báo những yếu tố "đáng lo ngại" có khả năng tạo ra biến động của thị trường chứng khoán trong tháng 9.
- 05-09-2021Bí quyết để Apple sống tốt trong đại dịch: Tìm thấy cỗ máy tăng trưởng mới, cổ phiếu vẫn liên tục hút tiền của nhà đầu tư
- 31-08-2021Cổ phiếu công nghệ thăng hoa, S&P 500 và Nasdaq chạm mức cao nhất mọi thời đại
- 30-08-2021Tập đoàn bất động sản nợ nhiều nhất thế giới: Nợ gần 300 tỷ USD, cổ phiếu đồng loạt lao dốc, kéo theo nhiều tỷ phú Trung Quốc phải gánh thua lỗ
- 28-08-2021Ronaldo trở về 'nhà', cổ phiếu của cả Manchester United và Juventus bật tăng
- 28-08-2021Vaccine Covid-19 - Cú đổi đời ngoạn mục của các hãng dược: Giá cổ phiếu Moderna tăng không điểm dừng, Pfizer đã giàu nay còn giàu hơn
Những thông báo sớm dọn đường cho tiêu cực
Trong tuần này, 3 công ty bao gồm các nhà sản xuất sơn như PPG Industries và Sherwin-Williams, cùng công ty xây dựng nhà PulteGroup đã đưa ra thông báo về khả năng kết quả kinh doanh quý 3 của họ sẽ không tốt. Nguyên nhân được cho là sự đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến những thách thức lớn với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
"Tin tốt là gì? Không cổ phiếu nào bị bán tháo vì nhu cầu vẫn đang khá tốt. Các doanh nghiệp này vẫn đang kinh doanh. Tin xấu là gì? Đó là hồi chuông về các vấn đề với nguồn cung. Chúng có lẽ sẽ không sớm biến mất. Có lẽ chúng đã ăn rất sâu", Cramer nói.
FED
Jim Cramer cho biết áp lực lên Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell ngày càng lớn trong tháng 9, có thể buộc ông phải thay đổi lập trường về việc lạm phát chỉ là tạm thời. Lập trường này là lý do tại sao chính sách tiền tệ có khả năng thích ứng cao của FED vẫn đang được duy trì.
Một loạt các thông tin trước báo cáo của doanh nghiệp cho thấy chi phí nguyên vật liệu, vận tải tăng cao là vấn đề không của riêng ai. Câu hỏi đặt ra là lạm phát có thể dễ dàng được xử lý với việc tăng lãi suất hay không. Lãi suất tăng chính là "thần dược" để giảm lạm phát nhưng nó cũng phá hủy nhu cầu và giảm thu nhập, dẫn tới cú sập của giá cổ phiếu.
Lãi suất cao hơn
"Nếu lãi suất cao hơn, nó sẽ trở thành yếu tố cạnh tranh với các loại cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao. Những ngày này, không nhiều cổ phiếu được hỗ trợ bởi lợi suất của chúng. Tuy nhiên, sẽ ít hơn nữa nếu lãi suất tăng lên", Cramer nói.
Quốc hội
Người dẫn chương trình "Tiền điên" của CNBC nói rằng việc đảng Dân chủ muốn thông qua gói 3,5 nghìn tỷ USD là con dao hai lưỡi. Mức chi tiêu đó chắc chắn sẽ tạo việc làm và "thúc đẩy nền kinh tế". Tuy nhiên, nó đến vào thời điểm đã có hơn 10 triệu cơ hội việc làm ở Mỹ. Kết quả là gói này có thể khiến tiền lương tăng lên khi các công ty phải giành giật người lao động.
"Điều đó tốt nếu bạn phải làm việc để kiếm sống nhưng sẽ tệ nếu bạn là người nắm giữ cổ phiếu", Cramer nói.
Tuy nhiên, nếu gói kích thích này không được thông qua, các nhà đầu tư đặt cược vào cổ phiếu các công ty có thể hưởng lợi từ chính sách này sẽ bị ảnh hưởng.
Nguồn cung cổ phiếu mới
Các công ty mới chào sàn thông qua các SPAC hay IPO truyền thống đều bổ sung thêm nguồn cung cổ phiếu cho thị trường. Nó có thể được coi là tấm chăn ướt bao trùm lên khí thế hừng hực của người mua.
Tuy nhiên, theo Cramer, chu kỳ IPO này cuối cùng cũng sẽ kết thúc giống như mọi chu kỳ khác trong quá khứ. Sẽ có một đợt bán tháo làm tất cả các cổ phiếu giảm xuống mức giá mà chúng trở nên hấp dẫn hơn. Không ai có thể ngăn được điều này.
Lo lắng về địa chính trị
Cramer cho biết ông cảm thấy quan ngại về sự khó đoán của Trung Quốc với vấn đề Đài Loan. Hòn đảo này đóng một vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
"Cuối cùng, tôi nghĩ chúng ta có thể giải quyết bất cứ vấn đề nào trong số này nhưng không phải tất cả cùng một lúc hoặc giải quyết được chúng mà không làm ảnh hưởng tới giá cổ phiếu. Tháng 9, cổ phiếu sẽ đối mặt với nguy cơ giảm", Cramer đưa nhận định.