Mẹ bỉm tiết kiệm 200 triệu trong 2 năm dù thu nhập 20 triệu/tháng: Chỉ cần tuân thủ 3 nguyên tắc này
Thu nhập không cao vẫn có thể tiết kiệm, chỉ cần có kế hoạch chi tiêu phù hợp.
- 29-08-20245 tiết kiệm “vô nghĩa” đang âm thầm bào mòn sức khỏe, tăng nguy cơ ung thư: Điều thứ 5 nhiều người Việt vẫn làm mỗi ngày
- 29-08-2024Cụ ông có 1 tỷ đồng tiết kiệm, đến khi qua đời vẫn không chia cho 2 con: Tất cả vì một nỗi sợ thường trực
Việc quản lý chi tiêu đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tài chính cá nhân và gia đình được ổn định. Khi có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng, mỗi người có thể theo dõi được lượng tiền ra vào và định hình được ngân sách hợp lý cho những nhu cầu cần thiết.
Khi đã có cho mình được một kế hoạch chi tiêu phù hợp, bạn và gia không chỉ đượctránh lãng phí mà còn có thể dự phòng cho những tình huống bất ngờ, đồng thời tích lũy cho những mục tiêu dài hạn như giáo dục, y tế, hay đầu tư.
Quản lý chi tiêu cẩn thận cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp duy trì sự cân bằng và hạnh phúc. Ai cũng hiểu điều này, thế nhưng để làm được nó thì cần rất nhiều trải nghiệm để đúc kết ra được kinh nghiệm phù hợp nhất với gia đình mình.
Kênh Tiktok với nội dung về gia đình mang tên G.Đ.H.C đã có clip chia sẻ về vấn đề quản lý chi tiêu gia đình này. Vậy gia đình cô đã quản lý chi tiêu như thế nào để có thể mua được nhà?
Gia đình này đã có những nguyên tắc cơ bản nhưng cố định và không vi phạm để có thể đảm bảo được việc kiểm soát lượng tiền thu chi. Và đây là 3 nguyên tắc để cô vợ trẻ và gia đình đạt được mục tiêu từng ngày.
Chia nhỏ thu nhập
Chia nhỏ thu nhập là nguyên tắc đầu tiền mà cô vợ trẻ này đặt ra là chia nhỏ thu nhỏ. Các nhỏ này thường sẽ là khoản chi tiêu cơ bản; hưởng thụ; khoản cho đi và khoản tiết kiệm.
Khoản chi tiêu cơ bản sẽ bao gồm: Thuê nhà, ăn uống, xăng xe... những khoản chi cho nhu cầu cơ bản của cá nhân và gia đình mình.
Khoản chi cho hưởng thụ sẽ bao gồm: Đi ăn nhà hàng, đi xem phim, uống trà sữa, mua sắm quần áo.
Khoản cho đi sẽ bao gồm: Đám hiếu, quà tặng cho gia đình và bạn bè.
Khoản tiết kiệm là khoản còn lại.
Không tiêu quá hạn mức
Sau khi đã lên được danh sách các nhóm chi tiêu thì việc cần làm tiếp theo là ngồi tính toán xem mỗi nhóm cần hạn mức bao nhiêu tiền là hợp lý.
Khi đã có hạn mức số tiền của mỗi nhóm nhỏ, việc cần làm lúc này này phải khống chế chi tiêu làm sao để không tiêu quá số tiền đã chia cho mỗi nhóm.
Thật ra nếu đã làm tốt ở khâu đặt hạn mức sao cho phù hợp với mỗi nhóm chi tiêu thì việc không tiêu quá hạn mức nhóm là việc không quá khó khăn. Nó đơn giản chỉ nằm ở quyết tâm của bản thân mà thôi.
Ngoài ra, chúng ta có thể nhờ đế sự hỗ trợ của các app quản lý chi tiêu và một số tính năng quản lý chi tiêu của các app ngân hàng.
Đừng để tiền rơi
Ở phần này, cô vợ trẻ của G.Đ.H.C chia sẻ nếu đã làm đúng nguyên tắc 1 và 2 thì bạn đã có thể tiết kiệm được một khoản cố định và đều đặn.
Tiếp theo, cô sẽ gửi số tiền này vào ngân hàng để lấy lãi hàng tháng. Kể cả số tiền này không nhiều thì cô vẫn sẽ gửi tiết kiệm. Việc này còn góp phần giúp những người hay bị ngứa tay muốn tiêu tiền thấy số dư tài khoản ít đi và hạn chế được việc tiêu linh tinh.
Trong nguyên tắc này, cô vợ trẻ có nhấn mạnh một chi tiết rất đáng lưu tâm vì không ít người mắc phải sai làm này, những tưởng như vậy là đúng nhưng hóa ra lại là lỗi sai lớn trong quản lý chi tiêu. Đó là, tuyệt đối không mang tiền tiết kiệm này đi đầu tư.
Bất kỳ hình thức đầu tư, kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro mất trắng. Nếu thật sự muốn đầu tư để tăng thêm thu nhập thì phải tách việt thêm một nhóm tiền riêng, không vi phạm vào tiền tiết kiệm.
Tuân thủ 3 quy tắc này, cô vợ trẻ của G.Đ.H.C đã tiết kiệm được 200 triệu trong vòng 2 năm, mặc dù ở thời điểm đó thu nhập trung bình của gia đình cô chỉ khoảng 20 triệu/tháng.
Phụ nữ số