Mẹ cần tránh thân thiết quá mức khi nuôi dạy con trai
Sự khác giới giữa mẹ và con trai có thể dẫn tới những tình huống khó xử, người mẹ nên tinh tế hơn trong việc dạy dỗ con con cái.
- 19-05-202311 cuộc đối thoại giữa mẹ và con trai thức tỉnh nhiều phụ huynh
- 18-05-2023Con trai dùng tiền tiết kiệm mua hoa tặng mẹ, ai ngờ bị dội "gáo nước lạnh": Cha mẹ tủn mủn, con một đời tự ti
- 15-05-2023Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam sang Mỹ dự lễ tốt nghiệp của con trai, nửa đêm được tặng 'món quà' đặc biệt
Nuôi dạy con cái khác giới là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, đồng cảm, tôn trọng và những hiểu biết nhất định về sự khác biệt giới tính. Sự gần gũi quá mức của người mẹ khi nuôi dạy con trai có thể gây ra những vấn đề về tâm lý và phát triển của trẻ. Một số tác động tiêu cực khi người mẹ quá gần gũi con mình điển hình như:
- Không tạo cho trẻ sự độc lập và tự tin
Nếu mẹ quá gần gũi với con trai, điều này khiến trẻ không có cơ hội trở nên độc lập, tự tin. Trẻ có thể cảm thấy không an toàn và không có khả năng tự quản lý cuộc sống của mình.
- Trẻ quá phụ thuộc, ỷ lại
Việc gần gũi, thân thiết giữa hai mẹ con quá mức có thể khiến trẻ ỷ lại, quá phụ thuộc vào mẹ và không thể tự mình giải quyết các vấn đề. Điều này có thể gây ra sự căng thẳng và áp lực đối với hai mẹ con.
Hơn nữa, dưới sự nuông chiều của người mẹ, tính cách của các cậu bé có xu hướng trở nên độc đoán, ích kỷ, thiếu trách nhiệm, thiếu độc lập, nhút nhát, mọi việc đều phải do mẹ sắp đặt hoặc quyết định thay.
- Trẻ bị mẹ ràng buộc, kiểm soát
Khi nhận thấy con mình muốn được tự lập, tự do phát triển, người mẹ tỏ ra lo lắng và nhu cầu kiểm soát tăng cao, điều này có thể dẫn tới việc trẻ phản kháng lại, mối quan hệ giữa hai mẹ con xấu đi.
Người mẹ nên nuôi dạy con trai như thế nào?
Dù là con trai hay con gái, cách nuôi dạy đúng đắn là khi con cái lớn dần, người mẹ cần biết rút lui đúng lúc, chỉ nên giúp đỡ con trong trường hợp cần thiết. Con trai cần được tách ra khỏi vòng tay của người mẹ để tự lập, bản lĩnh, mạnh mẽ hơn.
Dưới đây là một số phương pháp nuôi dạy con người mẹ có thể tham khảo:
1. Nắm bắt giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ
Khi trẻ lớn lên, một số giai đoạn rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tính cách của các cậu bé sau này.
0 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ quan sát thế giới và định hình bản thân, việc rèn tính cách cho con rất quan trọng. Đây cũng là thời điểm người mẹ nên chọn lúc thích hợp để cho con ngủ giường riêng, điều này sẽ có lợi cho việc rèn luyện đức tính dũng cảm, độc lập của các cậu bé.
6 – 14 tuổi là giai đoạn quan trọng thứ 2 trong việc hình thành ý thức của trẻ. Các bé trai ở giai đoạn này tràn đầy năng lượng, nghịch ngợm, khiến cha mẹ đau đầu. Nếu lúc này trẻ mắc lỗi, người mẹ không nên nuông chiều mà cần dạy dỗ nghiêm khắc.
2. Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc
Con trai cũng cần được khuyến khích để thể hiện cảm xúc của mình. Cha mẹ hãy dành thời gian lắng nghe và đối thoại cùng con mình, đặc biệt là khi chúng cần tới sự ủng hộ của mẹ.
3. Giúp trẻ phát triển tính tự lập
Các cậu bé nên được người mẹ "buông tay" để phát triển khả năng tự lập và quản lý thời gian của mình.
4. Dạy trẻ về sự tôn trọng và sự khác biệt giới tính
Ngay từ nhỏ trẻ cần được mẹ dạy và giải thích về sự khác biệt giới tính, giúp trẻ hiểu được cả nam và nữ đều có giá trị và quyền lợi bình đẳng. Hơn nữa, trẻ cũng cần được học cách tôn trọng cơ thể của bạn khác giới.
Người mẹ cần dạy cho con trai mình về quy tắc ứng xử, văn hóa và phong cách để đối phó với những tình huống tương tác với người khác giới.
5. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội
Cha mẹ hãy khuyến khích con trai tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và trách nhiệm xã hội. Điều này cũng sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và biết đóng góp cho cộng đồng.
6. Cho trẻ thấy luôn mẹ yêu thương và ủng hộ mình
Người mẹ nên dành thời gian để trò chuyện, thể hiện tình yêu thương và sự ủng hộ trong các quyết định của con mình.
Phụ nữ Việt Nam