Mẹ nhập viện, con gái tỉnh bơ hỏi: "Ai nấu cơm cho con ở nhà?" - Câu chuyện về thất bại dạy trẻ, phụ huynh chiều quá hóa làm khổ đời con
Bổn phận làm cha làm mẹ không phải là vất vả làm lụng kiếm tiền rồi chiều chuộng con cái mà là giúp con có tính trách nhiệm, sống độc lập, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
- 03-08-2019Kiếm tiền cả đời, tiêu trong vài ba tháng trên giường bệnh: Sức khỏe là của bạn, xin đừng phó mặc cho bất kỳ ai
- 03-08-2019Phân tích sức hấp dẫn hàng trăm năm không giảm của du học châu Âu: Tại sao Pháp, Đức, Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha luôn thu hút hơn các quốc gia khác?
- 03-08-2019Shark Hưng cho rằng “Thành công không có công thức” nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ lại khẳng định “có” và đáp án bất ngờ của Warren Bufett
"Một người bạn Trung Quốc của tôi bị ung thư cổ tử cung, cần phải tiến hành phẫu thuật sớm. Cả nhà ai nấy đều lo lắng, ra vào bệnh viện tấp nập để chăm sóc cô ấy, chỉ trừ mỗi cô con gái 22 tuổi. Thật ngây ngô, khi vào viện thăm mẹ, cô con gái đã hỏi: "Con có phải bác sĩ đâu, làm sao con có thể ở bệnh viện được? Ở bệnh viện rồi, con phải làm gì?". Điều gây bất bình nhất là cô gái bình thản hỏi mẹ: "Mẹ nằm viện thì ai ở nhà nấu cơm cho con?"."
Đó là câu chuyện của Cựu Bộ trưởng năng lượng Mỹ Steven Chu về gia đình một người bạn Trung Quốc. Cô gái 22 tuổi trong câu chuyện trên không hề tỏ ra lo lắng sức khỏe mẹ mình ra sao mà chỉ băn khoăn ai sẽ nấu cơm hằng ngày cho mình. Lý do là vì từ bé, cô gái không được dạy điều đó.
Trái với suy nghĩ sợ con vất vả khi làm việc nhà từ nhỏ, Steven Chu lại cho rằng những kĩ năng sinh tồn đơn giản như nấu ăn, quét dọn là cần thiết đối với việc giáo dục một đứa trẻ. Theo ông, nấu ăn không chỉ giúp trẻ luyện tập được sự khéo léo mà còn giúp rèn giũa được khả năng tập trung và giải quyết vấn đề. Sắp xếp và thu gọn quần áo cũng giúp trẻ tăng khả năng lưu trữ và phân loại. Theo dõi bố mẹ nấu nướng và tự nấu nướng giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và kĩ năng bắt chước hành động. Hay đơn giản như việc tưới cây mỗi ngày cũng là một phương pháp để trẻ rèn luyện gu thẩm mĩ.
Một câu cay đắng mà Steven Chu buông ra khi kết thúc câu chuyện nhưng cũng là lời khẳng định không sai về vấn đề giáo dục con cái: "Thất bại lớn nhất của những người làm cha làm mẹ là cung cấp cho con cái đầy đủ mọi thứ mà "quên" không dạy chúng cách trở thành người độc lập".
Hình ảnh Cựu Bộ trưởng năng lượng Mỹ Steven Chu.
Năm 1938, công trình nghiên cứu có tên Grand Study của chủ nhiệm khoa vệ sinh dịch tễ trường Đại học Harvard, giáo sư Arlie Bock, đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới khoa học. Nghiên cứu này muốn chứng minh trẻ em làm việc nhà có tương lai tốt đẹp hơn.
Giáo sư Arlie Bock đã theo dõi 724 thanh niên tham gia nghiên cứu từ khi còn trẻ đến cuối đời, chú ý những bước ngoặt trong cuộc đời và ghi chép lại cẩn thận những trạng thái tâm lí của họ. 268 nam sinh viên ưu tú của Đại học Havard và 456 thanh niên sinh ra trong các gia đình nghèo ở gần Boston, Mỹ được tìm hiểu, phân tích toàn diện trong suốt 75 năm. Tính đến nay, vẫn còn khoảng 60 người đang sống khỏe mạnh và vẫn tiếp tục tham gia vào nghiên cứu, phần lớn họ đã trên 90 tuổi.
Năm 2015, người chịu trách nhiệm đời thứ 4 của công trình nghiên cứu Grand Study là giáo dư Robert Waldinger thuộc khoa Y Đại học Havard đã thông báo một số thành quả nghiên cứu của họ trên diễn đàn TED Talks:
- Thu nhập bình quân của trẻ thích làm việc nhà cao hơn 20% so với trẻ không làm việc nhà.
- Tỉ lệ có việc làm ở tuổi trưởng thành giữa nhóm trẻ làm việc nhà và nhóm không làm việc nhà là 15:1.
- Tỉ lệ tội phạm giữa nhóm trẻ không làm việc nhà và nhóm làm việc nhà là 1:10.
Nghiên cứu Grand Study kết luận: Kiến thức văn hóa và kĩ năng cuộc sống luôn bổ trợ cho nhau. Nếu để chúng tách rời, con bạn sẽ khó mà thành công được.
Hình ảnh giáo sư Arlie Bock là diễn giả trên TED Talks.
Trong chương trình thực tế "Thanh niên nói" của Trung Quốc, một cậu bé đã dùng hết dũng khí của mình hét lên với mẹ: "Mẹ có thể đừng bắt con làm việc nhà được không? Con mệt lắm, đi học về nhưng vẫn phải làm việc nhà. Con mới chỉ 13 tuổi thôi mà mẹ!"
Tuy nhiên, phản ứng của người mẹ vẫn bình tĩnh đáng ngạc nhiên trước sự gay gắt của cậu con trai: "Con vẫn phải làm việc nhà, con trai!
Con yêu, để mẹ giải thích cho con 3 điều:
Khi con có gia đình, vợ con cũng là con cưng của bố mẹ cô ấy, vậy tại sao cô ấy phải chịu đựng làm việc nhà một mình còn con thì không?
Khi con biết san sẻ việc nhà với mọi người trong nhà, ai ai cũng có thời gian để nghỉ ngơi, ai ai cũng vui vẻ, gia đình hạnh phúc, vậy điều đó không đáng làm hay sao?
Dù con có lớn, có trưởng thành, đi khắp thế giới, chu du thiên hạ, mẹ cũng chỉ mong con hãy là người có trách nhiệm với gia đình. Đó chính là đức tính quý báu nhất của một người đàn ông hiện đại.
Hi vọng con sẽ dần hiểu được những điều mẹ nói."
Trẻ biết làm việc nhà tức là phần nào biết trách nhiệm của mình trong gia đình. Người sống có trách nhiệm sẽ không đổ lỗi vô cớ cho người khác. Họ sẽ biết cách yêu bản thân và khiến những người khác hài lòng. Thành công của bố mẹ không phải là tạo ra những đứa trẻ không phải vất vả làm lụng mà là giúp con cái có tính độc lập, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
Trí thức trẻ