"Mộ đá chết" ở láng giềng Việt Nam: Trùm đứng sau là cha đẻ các dự án làm rung chuyển TQ
Ông Gordon Wu Ying-sheung là chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cơ sở hạ tầng châu Á tại Hồng Kông: Hopewell Holdings Ltd.
- 06-11-2021Ngồi tàu đi một mạch "từ Trung Quốc đến Mỹ": Kỹ thuật xây đường sắt đã đi xa tới đâu?
- 16-10-2021Chuyện lạ: Hãng hàng không quốc gia Italia vừa tuyên bố phá sản do không thể cạnh tranh với... đường sắt
- 29-05-2021Vượt mặt cả thế giới, Trung Quốc lại đang "mắc kẹt" trong tham vọng đường sắt cao tốc của chính mình?
CẦU HỒNG KÔNG - CHU HẢI - MA CAO
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khánh thành cây cầu lớn nối Hồng Kông, Chu Hải và Ma Cao năm 2018 (HZMB), ông trùm bất động sản Gordon Wu Ying-sheung cuối cùng cũng đã được tận mắt chiêm ngưỡng một dự án do ông khởi xướng cách đó 35 năm.
Đây được coi là dự án trên biển dài nhất thế giới, bao gồm 1 cây cầu thép dài 22.9km, hai hòn đảo nhân tạo, một đường hầm chìm dưới biển có độ dài 6.7km và ở độ sâu 40m, cũng như các cây cầu dẫn nối cầu này với các thành phố.
Ảnh: CGTN
Người sáng lập đồng thời là chủ tịch của Tập đoàn Hopewell Holdings, ông Gordon Wu, là một trong số 700 khách mời có mặt tại buổi khánh thành dự án. Dự án được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực hội nhập khu vực rộng lớn hơn của Bắc Kinh. Ông Gordon Wu đã đưa ra ý tưởng về một cây cầu với chính quyền thành phố Chu Hải vào năm 1983.
"Chất lượng cây cầu rất tốt, từ thiết kế cho đến xây dựng. Nó thực hiện giấc mơ, giấc mơ của người dân Vùng Vịnh lớn," ông Gordon Wu nói, đề cập tới kế hoạch phát triển quốc gia trong đó kết hợp Hồng Kông, Ma Cao và 9 thành phố ở tỉnh Quảng Đông để sánh ngang với Thung lũng Silicon ở Mỹ.
Ông Wu được biết đến như một người tiên phong, một trong những làn sóng đầu tiên của các nhà đầu tư Hồng Kông đổ tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Quảng Đông trong những năm 1980.
Năm 1983, ông Wu đã thúc đẩy ý tưởng xây dựng một cây cầu ở Đồng bằng sông Châu Giang. Gần 20 năm sau đó (vào năm 2002), ông nói với Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng cây cầu có thể củng cố vị thế của Hồng Kông như một cảng lớn ở khu vực đồng bằng.
Mãi đến năm 2003, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia và chính quyền Hồng Kông mới tiến hành nghiên cứu về những tuyến đường nối cần thiết trên toàn khu vực sông Châu Giang.
Dự án bắt đầu vào năm 2009 ở Trung Quốc Đại lục và vào năm 2011 ở Hồng Kông.
Câu cầu nối 3 thành phố Hồng Kông - Chu Hải - Ma Cao dài 55km và khiến 3 thành phố này chỉ cách nhau 1 giờ di chuyển.
DỰ ÁN lantau tomorrow vision
Ông trùm bất động sản tiếp tục là người đề xuất dự án quy mô rất lớn, tạo ra 2.600ha đất làm nhà ở phía Đông đảo Lantau (Đại Nhĩ Sơn) và 445ha khác ở gần đảo Lamma ở Hồng Kông.
Ông Gordon Wu
Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga công bố dự án Lantau Tomorrow Vision trong bài phát biểu về chính sách của mình vào năm 2018, tuy nhiên nguồn gốc của ý tưởng này được cho là có từ nhiều thập kỷ trước.
Kế hoạch của bà Lâm đưa kế hoạch của người tiền nhiệm Lương Chấn Anh tiến thêm bước nữa. Kế hoạch của ông Lương Chấn Anh được công bố trong bài phát biểu chính sách của ông vào năm 2014, đề xuất một "Đại đô thị phía Đông đảo Đại Nhĩ Sơn" với một hòn đảo nhân tạo rộng 1.000ha.
Ý tưởng này đã từng được nhắc tới nhiều năm trước đây. Vào những năm 1980, ông trùm bất động sản Gordon Wu Ying-sheung đã yêu cầu chính quyền xem xét việc cải tạo quy mô lớn ở khu vực này, tạo đất cho các cảng, sân bay và 400.000 căn hộ. Sau đó, vào năm 1997, ông Wu đã đệ trình đề xuất này lên Đặc khu trưởng Hồng Kông Đổng Kiến Hoa, đề xuất khai hoang 3.280 ha trong khu vực này.
Kế hoạch của ông Wu mang mục tiêu liên kết các vùng đất hiện có trong vùng biển của Hồng Kông. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ SCMP, ông Wu cho biết thật đáng tiếc khi không gian sống trung bình tính trên đầu người của Hồng Kông chỉ là khoảng hơn 53 mét vuông. "Rất nhiều người trẻ không có đủ tiền để mua một căn hộ khi giá bất động sản tăng mạnh và một số nhà phát triển bất động sản nắm giữ một số lượng đất đáng kể.
Theo kế hoạch được ông Wu đề xuất, việc khai hoang ở Đại Nhĩ Sơn sẽ tạo ra tổng cộng 2.600ha đất và không để lại kênh dẫn nước nào giữa các đảo. Kế hoạch của ông dựa trên giả định rằng dân số Hồng Kông sẽ đạt 10 triệu người trong những thập kỷ tới.
"Mộ đá chết" giữa lòng Thái Lan
Hệ thống đường tàu và đường trên cao Bangkok (BERTS) hay còn được biết đến với tên gọi Dự án Hopewell (theo tên nhà thầu chính Hopewell Holdings), là một dự án thất bại trong việc xây dựng đường cao tốc và đường sắt trên cao từ trung tâm Bangkok đến Sân bay Quốc tế Don Mueang.
Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1990 nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần sau đó bị đình chỉ vĩnh viễn vào năm 1997 và bị hủy bỏ hoàn toàn vào năm 1998.
Ông Gordon Wu của công ty Hopewell đổ lỗi cho chính phủ Thái Lan về việc thu hồi đất chậm, trong khi các quan chức Thái Lan tuyên bố rằng Hopewell đã hết tiền. Cả hai bên đều yêu cầu bồi thường tài chính và đe dọa sẽ kiện bên kia vì vi phạm hợp đồng.
Doanh nghiệp & Tiếp thị