Mô hình như VinShop có tác động ra sao đến nền kinh tế?
Mới đây, Công ty Cổ phần One Distribution chính thức công bố ra mắt ứng dụng VinShop - một sản phẩm công nghệ có vai trò kết nối cung ứng hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất tới chủ cửa hàng tạp hóa. Theo công ty, động thái này là bước đầu tạo nên mô hình B2B2C - Business to Business to Customer - đầu tiên trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Vậy mô hình tương tự VinShop hoạt động tại quốc gia khác trước đây có hiệu quả ra sao?
- 05-10-2020Việt Nam xuất 700 triệu USD hàng hóa sang EU sau hai tháng EVFTA có hiệu lực
- 05-10-2020Kiến nghị cắt giảm vốn của các đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 60%
- 05-10-2020Doanh nghiệp chỉ hấp thụ khoảng 20% các gói hỗ trợ
VinShop là ứng dụng di động hỗ trợ các chủ cửa hàng tạp hoá tiếp cận nguồn hàng qua ứng dụng, đặt được nhiều mặt hàng và chỉ nhận một lần duy nhất, phục vụ 24/7. Ứng dụng này được phát triển bởi công ty con của Vingroup và kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả của toàn chuỗi cung ứng, giúp khắc phục những yếu điểm hiện tại trong luồng phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tiệm tạp hóa và giúp khách hàng cuối không phải chịu các chi phí bất hợp lý trên các sản phẩm họ tiêu dùng hàng ngày.
Mô hình tương tự như VinShop đã xuất hiện cách đây vào năm ở Indonesia - quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về cả văn hóa và kinh tế. Thậm chí, đã có nhiều công ty triển khai các ứng dụng theo mô hình này ở đây.
Theo báo cáo Indonesia Development Forum 2019, vào năm 2012, 70% dân số Indonesia là dân số cơ sở (ở mức trung bình, dưới trung lưu). Báo cáo kỳ vọng rằng sẽ có thêm 35% dân số bước vào tầng lớp trung lưu trong năm 2020.
Thế nhưng, cũng như ở Việt Nam, dù dân số có bước vào tầng lớp trung lưu, khá giả hơn thì doanh nghiệp truyền thống nhỏ và siêu nhỏ thì vẫn còn đó. Ở Indonesia, họ chiếm phần lớn, sử dụng hơn 100 triệu lao động nhưng lại có khoảng cách thu nhập bình quân lao động quá chênh lệch so với các doanh nghiệp vừa và lớn.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Indonesia hoạt động theo mô hình warung (tiệm tạp hóa nhỏ, có thể cả bán đồ ăn phục vụ tại chỗ), gần giống với hàng tạp hóa ở Việt Nam. Mặc dù siêu thị lớn và minimart đang mở rộng ở nhiều nơi khác nhau của Indonesia, warung, hay các tiệm tạp hóa vẫn là địa điểm yêu thích của nhiều người.
Agung Bezharie Hadinegoro, 29 tuổi, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Warung Pintar, rất có đam mê với mô hình này. Hadinegoro tốt nghiệp MBA từ Học viện Công nghệ Bandung (ITB). Anh muốn biến các warung truyền thống trở nên 'smart' (thông minh) hơn, giúp mô hình này phát triển và tăng doanh thu cho chủ sở hữu.
Hadinegoro nhận thấy rằng hầu hết chủ của các warung thiếu sự nhạy bén trong kinh doanh và các kỹ năng quản lý cần thiết để vận hành thành công. Các chủ sở hữu warung truyền thống không thường lập danh sách hàng tồn kho, thu mua, số lượng bán hàng và giám sát chính xác hoạt động kinh doanh của họ.
Theo Warung Pintar, có khoảng 2.374.400 warung cần phát triển và hiện đại hóa tại Indonesia. Duy trì nền văn hóa warung là giá trị cốt lõi đối với Hadinegoro. Anh muốn phát triển warung và hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho nhiều cộng đồng ở Indonesia.
Warung Pintar đã cách mạng hóa nền kinh tế truyền thống thông qua ba trụ cột: Mua, Bán, và Giám sát hỗ trợ.
Warung Pintar đã xây dựng một hệ thống mua sắm tập trung cho phép chủ sở hữu Warung Pintar mua các sản phẩm được bán tại các đại lý. Với việc giao hàng nhanh chóng, chủ sở hữu sẽ nhận được ưu đãi tốt nhất và bán lẻ với giá cả phải chăng. Warung Pintar cung cấp công nghệ từ Waresix để hỗ trợ kiểm soát phân phối hàng tồn kho.
Trong việc quản lý bán hàng, Warung Pintar đào tạo các đối tác sử dụng công nghệ thu ngân hiện đại bằng cách sử dụng hệ thống PoS với giao diện thân thiện với người dùng và Jurnal nhập liệu lưu thông tài chính (dữ liệu bán hàng) để giúp xác định lợi nhuận.
"Chúng tôi mong muốn mang lại sự bình đẳng trong cơ hội phát triển cho tất cả mọi người. Warung là cửa ngõ của chúng tôi" - Giám đốc này nói, với tầm nhìn tạo ra một tiêu chuẩn vàng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Theo dữ liệu được công bố, doanh thu các đối tác của Warung Pintar đã tăng lên đến 89,5%. 70% đối tác có thể kiếm được trên mức lương tối thiểu 15% (UMR). Hơn 59% mitra của Warung Pintar đến từ nông thôn và có thu nhập vô cùng bấp bênh. Warung Pintar đã trở thành cái nôi đưa hơn 700 mitra trở thành doanh nhân với mức tăng trưởng kinh doanh trung bình tăng 21% mỗi tháng.
Ngoài ra, mô hình này không chỉ tác động trực tiếp lên người chủ kinh doanh mà còn có lợi cho gia đình họ. Nghiên cứu của công ty cho thấy trung bình mỗi người chủ này phải nuôi 2-3 người phụ thuộc trong gia đình. Từ khi chuyển sang mô hình thông minh hơn, 51% cho biết họ tiếp kiệm được nhiều tiền hơn. 85% cho biết họ có thể chuyển con cái đến trường học tốt hơn và 59% cải thiện được sức khỏe gia đình bằng việc mua thực phẩm dinh dưỡng và bảo hiểm sức khỏe.
Tất cả các nhà đầu tư của công ty này - SMDV, Vertex, Pavilion Capital, Line Ventures,Digital Garage, Agaeti, Triputra, Grab... - đều tin rằng Warung Pintar có thể phát triển và hỗ trợ tốt hơn cho cả người bán và người tiêu dùng.