MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Mô hình TOD”: Tạm thời hay xu hướng tất yếu?

18-04-2024 - 08:00 AM | Bất động sản

“Mô hình TOD”: Tạm thời hay xu hướng tất yếu?

Ngày nay, mô hình TOD đang ngày càng phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam. Tại TP. Hồ Chí Minh, mô hình này đang được áp dụng để hướng đến hình thành và phát triển các khu đô thị “vệ tinh” phục vụ cho nhu cầu giãn dân ở những khu vực đông đúc.

Thành phố Hồ Chí Minh - Điểm sáng TOD của cả nước

Tái phân bổ là bài toán khó có thể tránh khỏi ở các thành phố lớn, khi mật độ dân và lượng người đổ dồn về sinh sống ngày càng tăng. Song song đó, nhiều giải pháp đã được phát triển để định hướng cho việc kéo giãn dân cư ra các quận ven thành phố cũng như hợp dân tại các đô thị vệ tinh mới, với mong muốn giảm tải sức ép và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Một trong những giải pháp nhiều nơi đã và đang áp dụng thành công chính là mô hình TOD.

TOD (Transit Oriented Development) được định nghĩa là một mô hình phát triển đô thị lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư để từ đó hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán.

Các đô thị được phát triển theo mô hình TOD thường được xây dựng xung quanh các bến xe bus, ga tàu điện hoặc các phương tiện giao thông công cộng khác. Nơi này thường tập trung nhiều tiện ích như trung tâm thương mại, trường học, văn phòng, trung tâm giải trí,... tạo nên một hệ sinh thái đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó các khu này thường được thiết kế với bán kính từ 400m đến 1000m để người dân có thể đi bộ, đạp xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng một cách dễ dàng. Hiện nay mô hình TOD đang được áp dụng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như: Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), New York (Mỹ), London (Anh),...

Tại Việt Nam, mô hình TOD cũng đang có kế hoạch được triển khai, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh. Tỷ lệ nhập cư tại TP. Hồ Chí Minh tăng đều qua từng năm dẫn đến cơ sở hạ tầng bị quá tải. Theo số liệu Niên giám Thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 cả nước với tỷ suất nhập cư lên đến 25,4%. Trước tình trạng này, mô hình TOD đang được đẩy mạnh ở các quận ven thành phố để các khu này trở thành đô thị vệ tinh, thu hút dân cư về sinh sống. Dự kiến cho giai đoạn 2022-2025, tổng kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở TPHCM là 243.000 tỷ đồng, trong đó, riêng chi phí đầu tư xây dựng metro ước tính đã là 103.000 tỷ đồng, chiếm đến khoảng 43%.

Hướng tới việc TP.HCM là đô thị đa trung tâm với định hướng phát triển giao thông công cộng (TOD), từng bước hạn chế tập trung quá mức ở khu trung tâm, thay vào đó là sự hình thành lên các khu đô thị vệ tinh mới như Thành phố Thủ Đức, Quận 12, Bình Chánh,... dọc theo các tuyến giao thông công cộng trọng điểm đảm bảo được vấn đề di chuyển cho người dân, bên cạnh đó vẫn đầy đủ chức năng một đô thị nổi bật.

Những "đô thị vệ tinh" của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Thủ Đức là ví dụ điển hình được tạo điều kiện áp dụng mô hình TOD để trở thành đô thị vệ tinh mới của TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, Thủ Đức được chú tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông như bến xe miền Đông mới - đầu mối chủ chốt trong nút giao thông công cộng phía Đông thành phố, hay tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên nối dài từ Quận 1 đến thành phố Thủ Đức (dự kiến khai thác thương mại vào quý 4 năm nay). Thủ Đức cũng là "tụ điểm" của khu dân cư mới với đầy đủ tiện nghi hiện đại để phục vụ người dân. Ngoài ra, trong thời gian tới, thành phố đang có đề xuất mở Khu Công nghệ Cao 2 tại Thủ Đức, dự kiến sẽ trở thành 1 trong 3 khu vực hạt nhân cùng với khu công nghệ cao hiện hữu.

Bình Chánh cũng là một trong những vùng tiềm năng thí điểm mô hình TOD để trở thành nơi hợp tâm dân cư mới của thành phố. Với vai trò cửa ngõ phía Tây Nam TP.HCM, Bình Chánh cũng được chú trọng đầu tư hệ thống giao thông công cộng với nhiều dự án đang trong quá trình xây dựng như Tuyến Metro 3A (Bến Thành - Tân Kiên) với tổng mức đầu tư hơn 67.000 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến 2025 - 2034, hay Tuyến Metro 5 (Ngã tư Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn), dự kiến sẽ bắt đầu khai thác thương mại sau năm 2032, rút ngắn thời gian di chuyển của cư dân khi muốn tiếp cận đến các vùng lân cận và trung tâm thành phố. Mô hình TOD giúp người dân dễ dàng hơn trong việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường thêm vào đó nhiều chính sách được đưa ra nhằm bảo tồn được mảng xanh cũng giúp thiên nhiên Bình Chánh giữ được sự vẹn nguyên và tươi mát vốn có. Mục tiêu trong tương lai Bình Chánh sẽ trở thành khu đô thị văn minh, hiện đại và có chất lượng sống tốt.

“Mô hình TOD”: Tạm thời hay xu hướng tất yếu?- Ảnh 1.

Tuyến Metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên)

Nhìn thấy được tiềm năng của mô hình TOD trong tương lai, nhiều nhà đầu tư đã xây dựng các khu đô thị để nắm bắt cơ hội, trong đó phải kể đến Gamuda Land - nhà đầu tư uy tín trong lĩnh vực bất động sản, luôn đón đầu xu thế. Sau thành công của dự án Celadon City (Tân Phú), Gamuda Land sắp tới sẽ cho ra mắt thêm một dự án bất động sản ở vị trí đắc địa của khu vực Bình Chánh với đầy đủ tiện ích xung quanh từ trường học, siêu thị, bệnh viện cho đến trung tâm thương mại,... Thêm vào đó, chủ đầu tư cũng tận dụng những ưu điểm sẵn có của vùng ngoại ô như thiên nhiên xanh mát, xóm giềng hiện hữu,... kết hợp lối kiến trúc xanh Biophilic đặc trưng giúp cư dân tận hưởng được không khí trong lành, thư giãn sau những căng thẳng thường nhật. Với tầm nhìn chiến lược và tận dụng mô hình TOD trong tương lai, Gamuda Land hứa hẹn cư dân của dự án sẽ được sống tại một đô thị vệ tinh đúng nghĩa để nâng tầm cuộc sống.

Áp dụng mô hình TOD diện rộng kết hợp với sự đầu tư mạnh mẽ của nhiều dự án bất động sản hứa hẹn sẽ biến Bình Chánh nói riêng và vùng ven TP. HCM nói chung trở thành địa điểm lý tưởng để đầu tư trong tương lai.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên