MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mò mẫm dưới sông bắt hải sản, ngư dân vô tình đụng trúng kho báu toàn vật thể bằng vàng

09-04-2024 - 12:36 PM | Tài chính quốc tế

Các ngư dân đã vớt được kho báu với số lượng lớn vàng bạc, châu báu ở dưới dòng sông.

Bất ngờ tìm thấy kho báu dưới sông

Theo Acient Origins, trong nhiều năm, những ngư dân sống gần sông Musi, ở thành phố Palembang, Indonesia từng nghe nhiều về truyền thuyết kho báu toàn vàng của vương triều Srivijaya. Nơi cất giấu kho báu khổng lồ này được đồn đại là tại hòn đảo Sumatra, thuộc quần đảo Sunda,

Không biết thực hư ra sao nhưng kể từ năm 2016 đến 2021, nhiều ngư dân trong lúc đánh bắt thủy sản trên sông Musi đã vô tình tìm thấy nhiều món cổ vật quý giá. Cụ thể họ đã vớt lượng lớn nhẫn vàng với các biểu tượng tinh xảo được nạm bằng hồng ngọc, một số nhẫn nghi lễ cũng bằng vàng có gắn kim cương 4 ngạnh - biểu tượng sấm sét trong văn hóa Hindu, tiền xu và chuông đồng dùng trong các nghi lễ của các nhà sư.

Mò mẫm dưới sông bắt hải sản, ngư dân vô tình đụng trúng kho báu toàn vật thể bằng vàng- Ảnh 1.

Các ngư dân đã vớt lượng lớn nhẫn vàng với các biểu tượng tinh xảo dưới sông. (Ảnh: Acient Origins)

Tiến sĩ Sean Kingsley, một nhà khảo cổ học hàng hải người Anh cho biết: "Ngoài những món trang sức, lòng sông Musi còn chứa hàng tấn tiền xu Trung Quốc và đồ gốm sứ. Điều này cho thấy quan hệ giao thương giữa đảo Sumatra với Trung Quốc đã phát triển từ rất lâu. Tượng phật và một số chiếc chuông đồng mò được dưới đáy sông Musi cho thấy thời cổ đại, Phật giáo từng được truyền bá vào Indonesia trong quá trình giao thương với Trung Quốc."

Trong số các món bảo vật mà ngư dân tìm thấy, một bức tượng Phật với kích thước lớn được nạm ngọc có niên đại từ thế kỷ thứ 8 được cho là có giá trị cao nhất. Ước tính bức tượng này có giá trị hàng chục tỷ đồng.

Mò mẫm dưới sông bắt hải sản, ngư dân vô tình đụng trúng kho báu toàn vật thể bằng vàng- Ảnh 2.

Bức tượng Phật với kích thước lớn được nạm ngọc có niên đại từ thế kỷ thứ 8 được tìm thấy. (Ảnh: Acient Origins)

Sau khi kiểm tra và phân tích, các chuyên gia thấy rằng các món đồ được tìm thấy có niên đại từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 14. Chúng phù hợp với niên đại của nền văn minh Srivijaya - một vương quốc hùng mạnh được cho là tồn tại cùng thời điểm này nhưng bất ngờ biến mất một cách bí ẩn vào thế kỷ 14 mà không để lại dấu vết gì.

Kho báu của vương triều Srivijaya bí ẩn

Trả lời phỏng vấn tờ The Guardian, tiến sĩ Kingsley chia sẻ, trước đây, nhóm nghiên cứu của mình từng tìm kiếm tung tích của vương triều Srivijaya. Thậm chí, họ đã tìm đến tận Thái Lan và Ấn Độ nhưng không thu được bất kỳ kết quả nào.

Các nhà biên niên sử viết rằng trong khi thế giới phía Tây Địa Trung Hải đang bước vào thời kỳ đen tối vào thế kỷ thứ 8, một trong những vương quốc vĩ đại nhất thế giới đã xuất hiện trên bản đồ Đông Nam Á. Trong hơn 300 năm, vào thời kỳ đỉnh cao, Srivijaya kiểm soát các huyết mạch của Con đường Tơ lụa trên biển, một thị trường khổng lồ, nơi buôn bán hàng hóa địa phương, Trung Quốc và Ả Rập. Srivijaya sở hữu rất nhiều đảo, không ai biết giới hạn của nó kết thúc ở đâu.

Mò mẫm dưới sông bắt hải sản, ngư dân vô tình đụng trúng kho báu toàn vật thể bằng vàng- Ảnh 3.

Mò mẫm dưới sông bắt hải sản, ngư dân vô tình đụng trúng kho báu toàn vật thể bằng vàng- Ảnh 4.

Mò mẫm dưới sông bắt hải sản, ngư dân vô tình đụng trúng kho báu toàn vật thể bằng vàng- Ảnh 5.

Một số món bảo vật trong kho báu của vương triều Srivijaya. (Ảnh: Acient Origins)

Tiến sĩ Kingsley tin rằng đế chế Srivijaya chủ yếu tồn tại trên sông nước, ngôi nhà của người dân sống dưới đế chế này chủ yếu là những con thuyền di chuyển trên sông, thông tin này vốn đã được một số văn bản cổ đề cập. Khi vương triều Srivijaya kết thúc, vào thế kỷ 14, những ngôi nhà, cung điện và đền thờ bằng gỗ của họ đều bị chìm cùng với tất cả hàng hóa của họ.

Lý do tại sao vương quốc này biến mất vẫn là điều bí ẩn. Giáo sư Kingsley so sánh sự biến mất của đế chế Srivijaya giống như những gì đã xảy ra với thành phố cổ Pompeii (Ý), những món trang sức bằng vàng ròng quý giá, những tượng Phật bằng đồng, thậm chí bằng vàng, có gắn đá quý đã phản ánh sự giàu có của vương quốc Srivijaya cổ xưa.

Mò mẫm dưới sông bắt hải sản, ngư dân vô tình đụng trúng kho báu toàn vật thể bằng vàng- Ảnh 6.

Các nhà khoa học hy vọng rằng sẽ sớm tìm thấy và bảo tồn kho báu của vương quốc Srivijaya trước khi chúng bị hư hại vĩnh viễn hoặc bị phân tán khắp thị trường chợ đen. (Ảnh: Acient Origins)

Sumatra là một đảo lớn ở phía tây Indonesia thuộc Đông Nam Á. Tổng diện tích 475.807 kilômét vuông, là đảo lớn thứ sáu thế giới, cũng là đảo lớn nhất mà Indonesia sở hữu độc lập. Nhân khẩu 59,9 triệu người, là đảo có dân số đông thứ hai ở Indonesia. Sumatra thuộc khí hậu rừng mưa nhiệt đới. Cư dân Sumatra tập trung chủ yếu ở phía bắc và giữa đảo như Bắc Sumatra, Nam Sumatra và Lampung.

Tên cũ của Sumatra là Suwarnadwīpa (nghĩa là hòn đảo vàng trong tiếng Phạn), trong các tài liệu cổ đại Trung Quốc gọi là Kim Châu, bởi vì từ xưa tới nay vùng núi của đảo Sumatra sản xuất vàng nhiều vô kể. Vào thế kỉ XVI, danh tiếng đảo Vàng của nó đã thu hút không ít nhà thám hiểm Bồ Đào Nha từ xa chạy đến đảo Sumatra tìm vàng.

Các nhà khoa học hy vọng rằng sẽ sớm tìm thấy và bảo tồn kho báu của vương quốc Srivijaya trước khi chúng bị hư hại vĩnh viễn hoặc bị phân tán khắp thị trường chợ đen.

*Nguồn: The Guardian, Acient Origins

Theo Nguyệt Phạm

Đời sống và Pháp luật

Trở lên trên