Mở rộng quốc lộ 55 kết nối kinh tế Tây Nguyên với Duyên hải Nam Trung Bộ
Hệ thống quốc lộ là huyết mạch giao thông, giao thương quan trọng nước nhà. UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND tỉnh Đắk Nông cùng đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho nâng cấp tuyến đường ĐT 725 dài 84 km thành quốc lộ 55.
Quốc lộ 55 đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu – Bình Thuận – Lâm Đồng giúp kết nối hai vùng kinh tế: Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Quốc lộ 55 sẽ nối dài từ ngã ba Đại Bình (giao giữa quốc lộ QL20 km123+900 với quốc lộ QL55), đi qua Nguyễn Văn Cừ (Bảo Lộc), Hùng Vương (Bảo Lâm) và kết nối vào đường ĐT 725. Cải tạo, nâng cấp, nối dài quốc lộ 55 là việc làm cần thiết, thỏa đáng trong tình hình mới. Tăng chiều dài lên hơn 300km, từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Lâm Đồng, phục vụ khai thác vận chuyển hàng hóa, phát triển du lịch.
Quốc lộ 55 và Quốc lộ 20 là hai trục quốc lộ xuyên tâm của thành phố Bảo Lộc, tạo nên hệ thống giao thông chiến lược kết nối ba vùng kinh tế: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đưa vị trí của Bảo Lộc thành tâm điểm kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, phục vụ khai thác và vận chuyển hàng hoá, khoáng sản ra các tỉnh lân cận, đặc biệt là kết nối đến các cảng: Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu), cảng Gò Dầu (Đồng Nai), cảng Cam Ranh (Khánh Hòa). Mặt khác, tuyến đường này còn là một trong những tuyến trục ngang quan trọng kết nối khu vực Nam Tây Nguyên với tuyến phòng thủ ven biển khu vực Bình Thuận, Đồng Nai.
Ngoài ra, Quốc lộ 55 nâng cấp nối dài sẽ khơi dậy tiềm năng phát triển mạnh mẽ toàn vùng, chấm dứt tình trạng lưu thông ì ạch lâu nay. Xóa bỏ nỗi lo chậm tiêu, mất giá; tăng tần suất, số lượng hàng hóa qua lại, tăng lợi nhuận các địa phương. Nông – lâm - khoáng sản vốn là mặt hàng chủ lực của kinh tế nông nghiệp Tây Nguyên, giờ đây như hổ mọc thêm cánh.
Giao thông còn là mấu chốt kinh tế du lịch, rút ngắn hơn 100km từ Đông Nam Bộ lên Tây Nguyên, tăng lượt du khách khi không phải vòng theo quốc lộ 20, 27, 28 như trước. Bước đột phá du lịch đặc sắc khi kết nối chuỗi loại hình: biển (Vũng Tàu), suối nước nóng (Bình Châu), hồ - núi (Đà Lạt, Bảo Lộc), giúp du khách tận hưởng dịch vụ tối ưu.
Thời gian qua, để mở rộng thông thương khu vực, phát triển kinh tế thành phố Bảo Lộc chú trọng phát triển các tuyến quốc lộ, đường vành đai, đường tránh, mở rộng và nâng cấp các tuyến giao thông nội thị. Đặc biệt là cao tốc Dầu Giây – Liên Khương thuộc hệ thống cao tốc xuyên Việt, với nguồn vốn 65.000 tỷ sẽ khởi công vào năm 2019. Bảo Lộc tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông. Đây là bước đi tất yếu trên tiến trình trở thành đô thị trọng điểm thay thế Đà Lạt, là thủ phủ của tỉnh Lâm Đồng.
Các tuyến giao thông trọng điểm góp phần nâng cấp diện mạo đô thị
Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và Quốc Lộ 55 giao nhau tại đường Nguyễn Văn Cừ (phường Lộc Phát, Bảo Lộc), cùng Trục Bắc Nam và các tuyến giao thông nội thị tạo nên mạng lưới giao thông kết nối hoàn chỉnh, đẩy nhanh phát triển kinh tế, đô thị. Đặc biệt phát triển công nghiệp và du lịch ở TP Bảo Lộc, riêng công nghiệp chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng. Bảo Lộc có nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá với hơn 25 loại khoáng sản như bauxite, bentonite, kaolin, vàng, thiếc, đá quý, thạch anh, đá granit,… trữ lượng rất lớn. "Địa bàn" của hàng trăm nhà máy chè - cà phê lớn nhỏ, hàng chục nhà máy tơ tằm may mặc….
Hiện Bảo Lộc có số lượng doanh nghiệp hoạt động khá lớn gồm 572 ngoài quốc doanh, 253 trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, 309 mảng thương mại dịch vụ. Các loại hình kinh doanh luôn bổ trợ nhau, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đã hình thành các cụm công nghiệp lớn như Lộc Phát, Lộc Sơn, Lộc Tiến, Lộc Thắng,… thu hút các nhà đầu tư, tạo công ăn việc làm, ổn định an sinh xã hội. Trong guồng phát triển nhanh mạnh, Bảo Lộc vẫn đảm bảo gìn giữ giá trị tốt đẹp cho mai sau, đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan, giảm thiểu ô nhiễm đến mức thấp bằng các đề án quy hoạch khoa học, đồng bộ.
Bảo Lộc gần như phát triển toàn diện mạng lưới giao thông. Quốc lộ, tỉnh lộ, cao tốc, vành đai, sân bay… được chú trọng cả về chất lượng và số lượng. Mỗi hạng mục triển khai kéo hạ tầng xung quanh quy hoạch đồng bộ, diện mạo đô thị cải biến, tạo đòn bẩy bất động sản tăng giá. Đất nền ở thành phố Bảo Lộc trở thành triển vọng mới của nhà đầu tư, nơi pháp lý rõ ràng, hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, thị trường còn rất nhiều tiềm năng phát triển.