Mỏ vàng 'kỳ lạ' nhất thế giới: Vàng có mặt ở khắp mọi nơi nhưng không ai cũng dám đi vào khai thác!
Ngay từ những năm 1940, Liên Xô đã phát hiện ra một mỏ vàng lớn với trữ lượng khoảng 4.500 tấn. Tuy nhiên, điều khó hiểu là không một ai dám khai thác khu mỏ này.
- 26-03-2024Vụ sập mỏ vàng khiến 13 người mắc kẹt: Hầm mỏ bị ngập nước, Giám đốc mỏ Pioner bị bắt
- 28-02-2024Bí ẩn xác ướp "quái thú" 30.000 năm không tan rã được tìm thấy trong mỏ vàng
- 27-02-2024Trung Quốc phát hiện mỏ ‘vàng đen’ ẩn mình trong đá biến chất lớn nhất thế giới, tổng trữ lượng ước đạt 200 triệu m3
Trên thực tế, mỏ vàng lớn chưa được khám phá này được gọi là mỏ vàng Kupol và nó được coi là một trong những khoáng sản khó khai thác nhất trên thế giới. Nó nằm ở phía đông Siberia, gần Vòng Bắc Cực, nhiệt độ vào mùa đông có thể lên tới âm 50 độ C, được bao phủ bởi lớp đất cứng đóng băng quanh năm. Chính vì môi trường khắc nghiệt mà dù có vàng ở khắp mọi nơi nhưng không ai dám khai thác vàng tại đây.
Phải đến năm 2008, mỏ vàng Kubol mới được mọi người chú ý trở lại. Để khai thác mỏ vàng này, Nga đã mở một con đường nhưng đáng tiếc con đường này đã sớm bị bỏ hoang do băng tuyết. Vì vậy thông thường mọi người chỉ có thể đến đây bằng máy bay.
Để tuyển đủ công nhân, Nga không chỉ đưa ra mức lương cao mà trước điều kiện khai thác khắc nghiệt ở địa phương, họ còn bắt đầu cải thiện điều kiện sống ở đây và xây dựng các khu sinh hoạt, nghỉ ngơi dành riêng cho công nhân, bao gồm thư viện, phòng tập thể dục, nhà thờ và các cơ sở hạ tầng khác.
Nhưng dù vậy, vẫn không có nhiều người sẵn sàng làm việc ở mỏ vàng Kubol. Trên thực tế, môi trường ở đây không chỉ khắc nghiệt mà còn rất xa xôi hẻo lánh - cách thành phố gần nhất hơn 200 km. Làm việc ở đây về cơ bản sẽ tương tự với việc cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài.
Thứ hai, vì có điều kiện môi trường đặc biệt nên việc ra vào mỏ vàng ở đây thường diễn ra không thuận tiện nên công nhân khai thác đến đây mỗi lần phải ở lại rất lâu. Và để nâng cao hiệu quả khai thác, các thợ mỏ làm việc ở đây liên tục 12 tiếng mỗi ngày.
Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 1.200 thợ mỏ ở mỏ vàng Kubol. Họ ở lại khu vực khai thác hai tháng một lần. Sau khi làm việc liên tục trong hai tháng mùa hè, những người thợ mỏ có thể trở về nhà và nghỉ ngơi trong vài tháng tiếp theo trước khi lặp lại công việc của mình.
Trên Trái Đất, ngoài mỏ vàng Kubol, thực tế còn có một mỏ vàng có độ khó khai thác tương tự, đó là mỏ vàng Mbonige ở Nam Phi. Là mỏ vàng nóng nhất thế giới, mỏ vàng Mbonige cũng là mỏ vàng lớn nhất được nhân loại biết đến. Chỉ riêng năm 2010, hơn 23 tấn vàng đã được khai thác tại mỏ vàng này.
Trái ngược với cái lạnh cực độ của mỏ vàng Kupol, nhiệt độ tối đa ở đây có thể lên tới 57°C. Do không thể lắp đặt điều hòa không khí trong mỏ nên thợ mỏ có thể bất tỉnh bất cứ lúc nào do sốc nhiệt khi hoạt động liên tục. Đồng thời, họ phải đối mặt với lớp tro bụi khắp bầu không khí và nước thải liên tục rỉ ra từ các vết nứt trên đá.
Điều nghiêm trọng hơn nữa là độ sâu của mỏ vàng Mbonige vẫn đang ngày càng tăng và hiện tại nó đã lên tới 4.350 mét. Các công nhân phải mất gần 90 phút mới đi thang máy từ mặt đất để đến đây làm việc.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng dù là mỏ vàng Kubol cực lạnh hay mỏ vàng Mbonige cực nóng, nơi có điều kiện khai thác khá khắc nghiệt thì nguồn tài nguyên phong phú mà nó chứa đựng lại là điều không thể phủ nhận.
Tham khảo: Sohu
Đời sống và pháp luật