Mobile Money: “Cánh tay” nối dài của ngân hàng
Liệu miếng bánh thu từ dịch vụ của các ngân hàng có thêm phần cạnh tranh khi các nhà mạng Viettel, MobiFone và VinaPhone được tham gia thí điểm triển khai Mobile Money?
- 25-03-2021Đều là dịch vụ thanh toán, vì sao MoMo, Zalo Pay, Moca... lại không được phép cung cấp dịch vụ Mobile Money?
- 22-03-2021Khi nào người dân có thể sử dụng Mobile Money, doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ này phải đáp ứng điều kiện gì?
- 22-03-2021Thí điểm Mobile Money: Tiến về cho vay tài chính?
Không đòi hỏi phải có tài khoản ngân hàng, sau khi khách hàng có tài khoản Mobile Money được định danh, có thể chi tiêu đến 10 triệu đồng/tháng.
Mobile Money hướng đến thị trường ngách, với người dân miền núi, vùng sâu vùng xa, các vùng nông thôn, nơi đa phần chưa có thẻ ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng cho rằng Mobile Money là điều kiện tốt để thay đổi thói quen người dùng.
"Họ chưa có thời gian và nghĩ rằng ngân hàng, khách hàng còn khoảng cách, nhưng khi tiếp cận qua Mobile Money, họ chỉ mất 1 - 2 tháng để tiếp cận ngân hàng. Thậm chí, nhóm khách hàng tiềm năng còn nhận được ngay sản phẩm thấu chi của ngân hàng, tiếp cận được 30% dịch vụ cơ bản của ngân hàng", ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), nhận định.
Các nhà mạng đã được phê duyệt cho thí điểm Mobile Money để thanh toán các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Hiện tại, doanh thu từ các dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam chiếm chưa đầy 20% tổng doanh thu. Năm 2021, nhiều ngân hàng muốn nâng cao tỷ trọng này và xem là nguồn thu bền vững vì ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng. Liệu miếng bánh thị phần có bị chia sẻ hay Mobile Money sẽ là cánh tay nối dài của ngân hàng?
"Chúng tôi coi đó là chỗ tốt để Mobile Money tạo lớp khách hàng tiềm năng mới cho ngân hàng. Bên cạnh đó, chính các đối tác cung cấp dịch vụ Mobile Money lại cần mở tài khoản ngân hàng, cần dịch vụ của ngân hàng. Đó chính là khách hàng tiềm năng của chúng tôi", ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), chia sẻ.
"Chúng tôi cũng hỗ trợ các đối tác thứ 3 như: cung cấp các sản phẩm thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền dịch vụ chung cư hay thu học phí, thu phí của bệnh viện hay các sản phẩm Banca (bảo hiểm)", bà Nguyễn Ánh Vân, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, cho biết.
Mobile Money mang lại tiện ích to lớn cho những thanh toán giá trị nhỏ mà lâu nay hầu như phải dùng tiền mặt để chi trả. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp triển khai Mobile Money có công nghệ, có nền tảng, còn ngân hàng có khách hàng, mạng lưới, uy tín…, nên ngoài bán chéo sản phẩm còn huy động được dòng vốn nhàn rỗi.
"Hệ thống ngân hàng có thể tận dụng được nguồn tiền gửi nhàn rỗi nào đó trên tài khoản của công ty Mobile Money mở tại ngân hàng. Với điều kiện các bên phải được chia sẻ thông tin, dữ liệu lẫn nhau. Việc này sắp tới Chính phủ sẽ có quyết định cụ thể", ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, cho hay.
Ở nước ta, Mobile Money sẽ chỉ được phục vụ nhu cầu thanh toán và chuyển tiền. Mobile Money không hề động tới 2 chức năng quan trọng nhất của ngân hàng là huy động và cho vay, nên khi cả hai hợp tác với nhau, người dùng sẽ được hưởng lợi nhờ có một hệ sinh thái rộng lớn.
VTV.VN