MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mới 25 tuổi đã mắc tiểu đường tuýp 2, cô gái hối hận khi biết "thủ phạm" là 2 món ăn vặt vạn người trẻ đều mê

29-09-2021 - 09:59 AM | Sống

Mới đây, tờ Sohu (Trung Quốc) đưa tin về một trường hợp mắc bệnh tiểu đường khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là Tiểu Bình (25 tuổi).

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do khả năng điều tiết đường bị cản trở, dẫn đến hàm lượng glucose trong cơ thể tăng lên. Bệnh tiểu đường chủ yếu được chia thành hai loại là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2.

Mới 25 tuổi đã mắc tiểu đường tuýp 2, cô gái hối hận khi biết thủ phạm là 2 món ăn vặt vạn người trẻ đều mê - Ảnh 1.

Sự hình thành bệnh tiểu đường có liên quan đến thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh. Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn căn bệnh này. Tiểu đường không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như bệnh võng mạc, các vấn đề về thận, tổn thương tim mạch… Những năm gần đây, các ca mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa.

Cô gái 25 tuổi đã mắc bệnh tiểu đường, "thủ phạm" là 2 món ăn quen thuộc

Mới đây, tờ Sohu (Trung Quốc) đưa tin về một trường hợp mắc bệnh tiểu đường khi tuổi đời còn rất trẻ, đó là Tiểu Bình (25 tuổi). Cô chia sẻ với bác sĩ: “Từ sau khi tốt nghiệp đại học, tôi thường xuyên phải làm việc tăng ca, thức khuya đến 1-2 giờ sáng đã trở thành thói quen bình thường. Tôi từng bỏ bữa sáng và không vận động thể thao trong thời gian dài. Cân nặng của tôi không ngừng tăng lên, tôi nghĩ mình đã trở nên béo phì”.

Mới 25 tuổi đã mắc tiểu đường tuýp 2, cô gái hối hận khi biết thủ phạm là 2 món ăn vặt vạn người trẻ đều mê - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Một tháng trước đó, Tiểu Bình liên tục phải làm việc tăng ca nhiều ngày trong tuần. Cho đến tuần gần đây, cô đột nhiên cảm thấy chóng mặt và ngất đi, sau đó đã được đồng nghiệp đưa vào bệnh viện để điều trị. Trong quá trình kiểm tra sức khỏe toàn diện cho cô, bác sĩ nhận thấy lượng đường huyết lúc đói đã lên tới 10mmol/L (đường huyết lúc đói của người bình thường là 3.9 – 5.5mmol/L). Bác sĩ chẩn đoán cô đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Khi nhận kết quả xét nghiệm, Tiểu Bình vô cùng ngạc nhiên vì không nghĩ rằng căn bệnh tiểu đường lại đến với người trẻ như mình. Sau khi cô tiến hành trao đổi trực tiếp với bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh đã dần sáng tỏ. Hóa ra vấn đề nằm ở chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh của cô.

Có 2 món mà Tiểu Bình rất hay sử dụng:

1. Trà sữa

Mới 25 tuổi đã mắc tiểu đường tuýp 2, cô gái hối hận khi biết thủ phạm là 2 món ăn vặt vạn người trẻ đều mê - Ảnh 3.

Cũng như bao bạn trẻ khác, Tiểu Bình rất thích uống trà sữa, cô có thói quen uống ít nhất 1 cốc trà sữa mỗi ngày. Theo tờ Thedailymeal, thành phần chủ yếu của trà sữa là đường, nếu uống quá nhiều trà sữa sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ đường trong cơ thể, cộng thêm thói quen lười vận động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

2. Thực phẩm giàu chất béo

Mới 25 tuổi đã mắc tiểu đường tuýp 2, cô gái hối hận khi biết thủ phạm là 2 món ăn vặt vạn người trẻ đều mê - Ảnh 4.

Những món ăn mà Tiểu Bình lựa chọn thường là đồ nhiều chất béo và cholesterol chẳng hạn thức ăn nhanh, thực phẩm chiên dầu, đồ nướng… Nếu tiêu thụ các loại thực phẩm này thường xuyên không chỉ dẫn đến bệnh béo phì do mỡ được chuyển hóa thành đường mà còn gây bệnh tiểu đường. Lúc này, bệnh tiểu đường thường đi kèm với các vấn đề về thận và có thể gây tổn hại đến sức khỏe.

Cần duy trì 3 thói quen này mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tiểu đường

- Điều chỉnh thói quen ăn uống

Để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tiểu đường, ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, bạn cũng nên ăn đủ 3 bữa/ngày và chú ý đến vấn đề cân bằng dinh dưỡng.

- Tập thể dục hàng ngày

Thói quen tập thể dục mỗi ngày không những có thể cải thiện khả năng miễn dịch và sức đề kháng mà còn tăng cường chức năng tuyến tụy, giúp ổn định lượng đường trong máu . Tuy nhiên cường độ tập luyện nên cân nhắc tùy theo thể trạng sức khỏe hiện tại, không nên luyện tập quá sức vì sẽ làm gia tăng lượng đường trong máu. Thay vào đó, bạn nên tập luyện với cường độ tăng dần theo thời gian.

- Điều chỉnh cảm xúc

Nếu cơ thể luôn ở trạng thái căng thẳng và cáu kỉnh kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của lượng đường trong máu. Vậy nên, bạn cần học cách giải phóng các áp lực trong cuộc sống, duy trì tâm trạng thoải mái, lạc quan để kiểm soát lượng đường trong máu tốt nhất.

Theo Tiểu Vy

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên