Mọi doanh nhân đều có một tính cách này và nhất định phải từ bỏ nếu muốn thành công
Nếu luôn phòng thủ và không sẵn sàng chấp nhận việc những người khác có thể giúp bản thân cải thiện, điều này đồng nghĩa với việc bạn đang tự mình từ chối những cơ hội có thể giúp mình thành công.
- 14-03-2018Định luật làm giàu của người Do Thái, 3.000 năm vẫn còn có giá trị
- 14-03-2018Gia nhập giới siêu giàu, Jeff Bezos chập chững "trải nghiệm" mối quan tâm hàng đầu của các tỷ phú theo cách khác biệt
- 14-03-2018Chuyện tình cảm động của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking và người vợ đầu tiên: Khi tình yêu trở thành động lực vượt qua cả cái chết
Xây dựng và quản lý thành công một công ty có thể được coi là một trong những điều thử thách nhất mà một người doanh nhân có thể làm. Thách thức ấy thể hiện rõ ràng trong việc xây dựng sản phẩm, phân tích thị trường, nhắm đến nhóm khán giả mục tiêu, gây vốn, tăng cường hợp tác giữa các bên nhằm đạt được lợi nhuận… Trong đó, có một yếu tố tâm lý nhỏ (nhưng tầm ảnh hưởng lại không hề nhỏ) mà mọi người làm kinh doanh đều có, đó chính là sự phòng thủ.
Phòng thủ thực sự là tốt trong nhiều trường hợp nhưng đối với những người làm kinh doanh, phòng thủ chính là một điểm yếu "kiềm hãm" lợi nhuận của công ty, khiến cho công ty không thể phát triển và thậm chí có thể sụp đổ.
Dưới đây là lý do tại sao tính phòng thủ lại gây bất lợi cho những người làm kinh doanh:
Những phản hồi sản phẩm là "người bạn" của chúng ta
Đã làm kinh doanh, bạn không thể lúc nào cũng phòng thủ, khăng khăng với những nhận định của bản thân mà không tiếp thu ý kiến thay đổi từ khách hàng. Những phản hồi từ khách hàng chính là một mắt xích quan trọng giúp cho sản phẩm và việc kinh doanh của bạn tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn đã thật tuyệt vời và bạn tin rằng đó là tốt nhất bạn có thể làm, vậy liệu bạn có thể chấp nhận những lời chỉ trích và sẵn sàng tiếp thu nó như một bài học? Đây chính là sự cân bằng bạn cần phải có để giải quyết vấn đề. Và điều này không hề dễ dàng một chút nào!
Trên thực tế, bạn nhận được nhiều phản hồi, bạn càng cởi mở tiếp nhận hơn về những phản hồi đó, cơ hội thành công của bạn càng cao. Tất nhiên, không phải tất cả các phản hồi bạn nhận được đều có giá trị nhưng mọi doanh nhân đều nên cởi mở để sẵn sàng lắng nghe tất cả các phản hồi, sau đó quyết định có nên chấp nhận hay phủ định nó.
Nhà đầu tư không phải là những người dễ dàng "say yes!"
Các nhà đầu tư chỉ có một mục tiêu duy nhất là tạo ra lợi nhuận tối đa cho khoản đầu tư của họ. Nếu một nhà đầu tư vô tư viết một tờ séc mà không cần thử thách bạn, thì bạn cũng cần xem xét lại có nên việc sử dụng tiền của người đó hay không.
Khi một nhà đầu tư hỏi những câu hỏi gây khó chịu như: "Bạn có gì khác biệt với 50 công ty khác ngoài kia?", hoặc "Điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn có khả năng thu hút được vốn đầu tư từ tôi? "… Công việc bạn cần làm là phải hít một hơi thật sâu, chống lại bản năng muốn phòng thủ và tranh luận, hãy đặt cảm xúc cá nhân sang một bên, và trả lời những câu hỏi đó bằng các sự kiện và dữ liệu bạn thu thập được. Sự phòng thủ lúc này sẽ chỉ khiến bạn đánh mất đi cơ hội của mình mà thôi!
Phải biết linh động
Nếu bạn luôn phòng thủ và không sẵn sàng chấp nhận việc những người khác có thể giúp bạn cải thiện, thì nghĩa là bạn đang tự mình từ chối những khả năng có thể giúp bạn thành công.
Hầu hết các công ty thành công đều xoay vòng theo cách này hay cách khác. Có thể bạn rất tài giỏi, ý tưởng của bạn rất tuyệt vời, nhưng còn có cả hàng triệu thứ khác cần thiết cho ý tưởng của bạn để giúp trở thành một doanh nghiệp bền vững. Mọi thứ phụ thuộc vào việc bạn có thái độ cởi mở và sẵn sàng lắng nghe hay không, có linh động giải quyết được những tình huống phát sinh đột xuất hay không.
Phòng thủ được ví như viên đá xanh Kryptonite – khi ta đụng vào sẽ mất hết sức mạnh và trở nên yếu ớt. Vì vậy, đừng lúc nào cũng giữ mình trong thế phòng ngự, nó sẽ khiến những cơ hội vụt mất khỏi tầm tay bạn.
Inc