MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỗi ngày có 1.000 người chết vì căn bệnh này: Thấy ho, khó thở, nặng ngực phải đi khám ngay

12-05-2019 - 12:39 PM | Sống

Ước tính khoảng 5% dân số Việt mắc căn bệnh này. Riêng trẻ em có tỉ lệ mắc khoảng 4-8%, tuy nhiên sau mỗi 20 năm thì tỉ lệ bệnh ở trẻ em tăng lên 2-3 lần - một con số đáng báo động.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết thông tin trên trong chương trình "Đồng hành kiểm soát hen trẻ em" nhân kỷ niệm ngày Hen Thế giới.

Hoạt động này nhằm giúp phụ huynh và các bé hiểu rõ hơn về bệnh hen và tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị. Tại chương trình, hơn 120 bé đã được khám, tư vấn, đo chức năng hô hấp hoàn toàn miễn phí.

Mỗi ngày có 1.000 người chết vì căn bệnh này: Thấy ho, khó thở, nặng ngực phải đi khám ngay - Ảnh 1.

Phụ huynh đưa con đến khám đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Cả thế giới có 339 triệu người mắc bệnh hen

Theo bác sĩ, hen phế quản là bệnh viêm đường hô hấp mạn tính của đường thở. Triệu chứng người bệnh thường gặp phải là ho, khò khè, khó thở, nặng ngực tái đi tái lại.

Báo cáo của Tổ chức hành động vì bệnh nhân hen Toàn Cầu (GINA) cho thấy trong năm 2018, ước tính có khoảng 339 triệu người mắc bệnh hen trên toàn cầu.

Mỗi ngày có khoảng 1.000 người chết vì bệnh hen và số bệnh nhân mắc hen phế quản có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ em.

Mỗi ngày có 1.000 người chết vì căn bệnh này: Thấy ho, khó thở, nặng ngực phải đi khám ngay - Ảnh 2.

Ước tính có khoảng 339 triệu người mắc bệnh hen trên toàn cầu.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam dù chưa có con số chính xác nhưng ước tính tỉ lệ mắc bệnh hen trên dân số là khoảng 5%.

Một số công trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy hen trẻ em có tỷ lệ mắc khoảng 4-8%.

Tuy nhiên những năm gần đây hen trẻ em có xu hướng tăng lên, cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2-3 lần, một con số đáng báo động.

Mỗi ngày có 1.000 người chết vì căn bệnh này: Thấy ho, khó thở, nặng ngực phải đi khám ngay - Ảnh 3.

Nhiều phụ huynh chưa sử dụng thuốc điều trị hen suyễn cho trẻ đúng kỹ thuật.

Bác sĩ  Phong cho biết, trên thực tế việc tuân thủ điều trị hiện nay lại chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều phụ huynh còn bỏ việc điều trị cho trẻ do nhiều nguyên nhân như: bận rộn, thấy bệnh có vẻ thuyên giảm, chưa hiểu rõ về bệnh, lo lắng tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc lâu dài. Đây chính là thách thức lớn đối với ngành y tế nói chung và các BS hô hấp nhi nói riêng.

Riêng tại khoa Hô hấp 1, khảo sát trẻ đến điều trị hen suyễn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 trong năm 2018 cho thấy tỉ lệ hen không kiểm soát là 31%, kỹ thuật dùng thuốc không đúng chiếm 49%, còn lại 20% là không tuân thủ điều trị.

Mỗi ngày có 1.000 người chết vì căn bệnh này: Thấy ho, khó thở, nặng ngực phải đi khám ngay - Ảnh 4.

Hen suyễn gây ra rất nhiều biến chứng.

Bệnh hen phế quản có rất nhiều biến chứng khác nhau. 4 biến chứng tức thì là suy hô hấp cấp tính, tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản và các ổ tổn thương nhu mô phổi.

Biến chứng lâu dài của bệnh là làm cho tình trạng suy hô hấp mạn tính dẫn đến suy tim, biến dạng lồng ngực.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị thời gian điều trị thuốc (chứa corticoide) kéo dài gây loãng xương, ảnh hưởng thần kinh, hội chứng Cushing. Riêng việc dùng adrenalin kéo dài  thậm chí có thể gây đột tử.

Với bệnh nhân hen suyễn là phụ nữ mang thai sẽ dễ dẫn đến các biến chứng như xuất huyết âm đạo, sinh non, tiền sản giật...

Các tác nhân gây hen

Theo bác sĩ Phong, có nhiều yếu tố khởi phát bệnh hen suyễn nói chung và ở trẻ em nói riêng như: Môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá, nấm mốc, mạt nhà, thời tiết lạnh, phấn hoa, lông động vật, căng thẳng, tức giận...

Để kiểm soát hen ở trẻ em, phụ huynh cần dành thời gian nhiều hơn với trẻ, thẳng thắn thảo luận cùng bác sĩ điều trị về tình trạng của bé và lên kế hoạch hành động để đẩy lùi bệnh cho con.

Mỗi ngày có 1.000 người chết vì căn bệnh này: Thấy ho, khó thở, nặng ngực phải đi khám ngay - Ảnh 5.

Phụ huynh cần hiểu và phòng tránh tốt các yếu tố khởi phát cơn hen ở trẻ.

"Phụ huynh cần chú ý những biểu hiện của tình trạng hen ở trẻ như ho, khò khè, khó thở. Cần kiểm soát tốt các yếu tố gây hen, không hút thuốc, không nuôi súc vật trong nhà. 

Ngoài ra, phải thường xuyên giữ môi trường xung quanh trẻ trong sạch, lau nhà, xịt thuốc xử lý gián, bọ trong nhà..."  - bác sĩ hướng dẫn.

Mỗi ngày có 1.000 người chết vì căn bệnh này: Thấy ho, khó thở, nặng ngực phải đi khám ngay - Ảnh 6.

Trẻ bị hen suyễn sử dụng khí dung.

Để điều trị hen ở trẻ, có hai loại thuốc cơ bản là thuốc cắt cơn và thuốc ngừa cơn hen.

Loại thuốc cắt cơn thường được sử dụng là Salbutamol (Ventolin) khí dung, có tác dụng làm giãn phế quản. Tuy nhiên thuốc cũng gây tác dụng phụ là run chi, tim đập nhanh, phản ứng dị ứng. Do đó cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi sử dụng.

Thuốc ngừa cơn hen là thuốc kháng viêm dạng xịt định liều Fluticasone và thuốc Montelukast.

Mỗi ngày có 1.000 người chết vì căn bệnh này: Thấy ho, khó thở, nặng ngực phải đi khám ngay - Ảnh 7.

Tuân thủ điều trị hen theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị ngừa cơn hen giúp cải thiện chức năng phổi, giảm thiểu tổn thương dài hạn đường dẫn khí, giảm tác dụng phụ của các đợt sử dụng thuốc kháng viêm uống khi lên cơn.

Tuy nhiên, các loại thuốc trên có thể gây tác dụng phụ là nấm miệng, khàn tiếng. Khi sử dụng thuốc kéo dài cũng có thể gây biến chứng.

Cách xử trí cơn hen tại nhà 

Khi trẻ lên cơn hen, phụ huynh dùng khí dung 3 lần mỗi 20 phút. Với trẻ dưới 20 kg, liều dùng là 2,5mg/lần, trẻ trên 20kg liều dùng gấp đôi.

Bình xịt định liều: 4-6 nhát/ lần.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức:

- Đánh giá ban đầu: Trẻ không thể nói hay uống; tím; thở co kéo; mất phế âm.

- Sau 3 lần khí dung trẻ còn khó thở, không đáp ứng điều trị.

- Môi trường không đảm bảo, không có khả năng xử trí tại nhà.

Theo Hoàng Lê

Trí thức trẻ

Trở lên trên