Mỗi người phụ nữ phải trả bao nhiêu tiền mua băng vệ sinh cho các kỳ kinh nguyệt suốt cuộc đời? Câu trả lời khiến nhiều chị em ngỡ ngàng
Chi phí mua băng vệ sinh rất khác nhau, từ 0 USD với một số phụ nữ ở châu Âu và lên tới hàng nghìn USD với chị em châu Á.
- 09-03-2024Vừa rút 1 tỷ đồng ở ngân hàng, người phụ nữ bị 3 kẻ áp sát, giật túi tiền
- 09-03-2024Phụ nữ thuộc 3 con giáp này cực kỳ thông minh, càng về già tài lộc càng dồi dào
- 09-03-2024Tập thể dục đều đặn, người phụ nữ sốc khi mắc ung thư ở tuổi 38: Đây là 2 thói quen dẫn lối cho ung thư
Mới đây, tờ Daily Mail dẫn nguồn số liệu thống kê phân tích của công ty Health News về giá cả của sản phẩm phục vụ kỳ kinh nguyệt phổ biến nhất mà mọi người sử dụng - miếng lót (hay còn gọi là băng vệ sinh) - và nhận thấy sự khác biệt lớn giữa 20 quốc gia.
Chi phí cao nhất để mua băng vệ sinh cho kỳ kinh nguyệt là ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Ở quốc gia này, phụ nữ sẽ phải trả 23 cents (26.000 VNĐ) cho mỗi miếng băng vệ sinh, 68 USD (1,6 triệu VNĐ) mỗi năm, tổng cộng là 2.668 USD (65,7 triệu VNĐ) trong suốt cuộc đời.
Phụ nữ ở Đức và Phần Lan phải chi ít tiền mua băng vệ sinh nhất. Ở các quốc gia này, một miếng băng vệ sinh có giá chỉ 0,04 USD (986 VNĐ), tổng cộng là 12,57 USD (310.000 VNĐ) mỗi năm và 490 USD (12 triệu VNĐ) trong suốt cuộc đời.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, các sản phẩm có chi phí thấp hơn không nhất thiết có nghĩa là được nhiều người dùng hơn vì thu nhập rất khác nhau giữa các quốc gia. Điều này có nghĩa là một số người tưởng chỉ phải chi ít tiền, nhưng thực tế thì khoản tiền ấy lại chiếm tỷ lệ cao hơn trong thu nhập của họ.
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình bắt đầu lúc 12 tuổi và tiếp tục cho đến khi phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi trung bình là 51, "đèn đỏ" đến một lần mỗi tháng - tương tương 468 lần trong đời.
Những con số thực tế đầy bất ngờ
Phân tích cho biết phụ nữ sử dụng trung bình 11.400 miếng băng vệ sinh trong suốt cuộc đời của họ.
Sau đó, để tính toán chi phí, các nhà nghiên cứu đã xem xét giá băng vệ sinh rẻ nhất ở 30 quốc gia và quy đổi nó sang đồng đô la Mỹ rồi nhân giá đó với 11.400.
Sau UAE, Mỹ đứng thứ hai về giá đắt nhất: 0,15 USD (3.600 VNĐ) mỗi miếng băng vệ sinh, 44 USD (1 triệu VNĐ) mỗi năm và 1.710 USD (42 triệu VNĐ) cả đời.
Quốc gia đứng thứ ba là Úc, có giá 0,18 USD (4.400 USD) mỗi miếng, 40 USD (968.000 VNĐ) mỗi năm và 1.561 USD (38 triệu VNĐ) trong suốt cuộc đời.
Thứ tư là Thụy Điển và thứ năm là Canada.
Sau Đức và Phần Lan, Nhật Bản và Ba Lan là những quốc gia có chi phí mua băng vệ sinh rẻ nhất, với giá 0,06 USD (1.400 VNĐ) mỗi băng vệ sinh, 17 USD (419.000 VNĐ) mỗi năm và 661 USD (16,2 triệu VNĐ) trong suốt cuộc đời.
Vương quốc Anh có chi phí thấp thứ ba, với mức giá 0,63 USD (15.000 VNĐ) cho mỗi sản phẩm, 18,42 USD (454.000 VNĐ) hàng năm và 718 USD (177 triệu VNĐ) trong suốt cuộc đời.
Tây Ban Nha, Đan Mạch, Pháp và Áo đều có mức giá rẻ thứ 4 và Mexico đứng thứ 5 trong số 5 nơi có giá rẻ nhất.
Thu nhập cao cũng phải "đau đầu"
Dù giá của miếng băng vệ sinh là bao nhiêu, dựa vào thu nhập trung bình hàng năm ở một quốc gia, các sản phẩm này có thể chiếm tỷ lệ % lớn hơn trong khoản tiền lương của người tiêu dùng. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận sản phẩm.
Các nhà nghiên cứu cho biết ở Đức và Phần Lan, những quốc gia có các sản phẩm vệ sinh rẻ tiền nhất, băng vệ sinh "cực kỳ dễ tiếp cận", so với mức lương trung bình hàng năm.
Thu nhập trung bình hàng năm ở Đức là 53.675 USD (1,3 tỷ VNĐ) - nghĩa là trong một năm, chi phí mua băng vệ sinh chiếm 0,91% tiền lương của một người. Ở Phần Lan, nơi mức lương trung bình hàng năm là 52.000 USD (gần 1,3 tỷ VNĐ), khoản chi để mua băng vệ sinh chiếm 0,94%.
Trong khi đó ở UAE, mặc dù có thu nhập trung bình cao hơn, 64.080 USD (gần 1,6 tỷ VNĐ) mỗi năm nhưng vì các sản phẩm phục vụ kỳ kinh nguyệt của chị em đắt hơn gần gấp 5 lần nên nó chiếm tới 4,2% tổng thu nhập hàng năm.
Phân tích cho biết, khi kiểm tra giá băng vệ sinh, người tiêu dùng phải tính đến các khoản thuế bổ sung đánh vào sản phẩm. Ở Mỹ, thuế đánh vào các sản phẩm băng vệ sinh cho phụ nữ gọi là "thuế hồng".
Những sản phẩm này bị đánh thuế ở mức cao hơn so với các hàng hóa hàng ngày khác nhưng chi phí gia tăng tương tự không được áp dụng cho các sản phẩm hướng đến nam giới như bao cao su và thuốc điều trị rối loạn cương dương.
Tại Mỹ, 23 tiểu bang và Washington đã cấm đánh thuế đối với các mặt hàng băng vệ sinh và thêm 12 tiểu bang đang xem xét ban hành luật tương tự.
Những người phản đối "thuế băng vệ sinh" cho rằng sản phẩm này là nhu yếu phẩm và không nên bị đánh thuế. Họ nói rằng chi phí tăng thêm sẽ tạo thêm gánh nặng không cần thiết cho những người cần băng vệ sinh mỗi khi đến ngày "đèn đỏ".
Trên toàn cầu, các quốc gia như Anh, Canada, Ireland, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan không áp dụng "thuế băng vệ sinh" đối với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
Tuy nhiên, ở Hungary, Đan Mạch và Thụy Điển, thuế thuộc hàng cao nhất và dao động từ 25 đến 27%.
Scotland là nơi duy nhất trên thế giới cung cấp miễn phí các sản phẩm phục vụ kỳ kinh nguyệt cho công dân của mình, luật được thông qua vào năm 2020 và ban hành vào năm 2022.
Nguồn: Daily Mail
Phụ nữ mới