Moody's: Nhu cầu thép tại Ấn Độ vượt mức trung bình toàn khu vực
Theo Moody’s, nhu cầu thép tại Ấn Độ sẽ vượt mức trung bình của toàn khu vực trong khi lợi nhuận của các công ty thép nước này sẽ cao hơn các đối thủ khác do nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng.
- 25-08-2016Hình ảnh các thị trấn Ý trước và sau trận động đất khiến nửa thị trấn biến mất
- 21-08-2016Bi hài kịch chuyện Ấn Độ đi thi Olympics 2016: Quan chức đi để khích lệ vận động viên hay nghỉ mát?
- 26-07-2016Để cải tổ tuyến đường sắt "già" nhất châu Á, Ấn Độ đi vay số tiền lớn hơn cả GDP của nhiều quốc gia
Moody’s dự báo thêm, ngoài nhu cầu về thép, GDP của Ấn Độ trong năm 2016 và 2017 sẽ tiếp tục duy trì ở vị trí cao nhất châu Á với mức tăng trưởng khoảng 7,5%.
Những cải cách và chính sách hỗ trợ của chính phủ Ấn Độ cho các doanh nghiệp sản xuất gần đây và cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh đô thị hóa sẽ giúp thúc đẩy tiêu thụ thép trong nước.
Lợi nhuận của các công ty Ấn Độ như Tata Steel và JSW Steel sẽ cao hơn các đối thủ cùng ngành trong khu vực do gia tăng nhu cầu nội địa và nhận được sự hỗ trợ của chính phủ thông qua các biện pháp bảo hộ bằng hình thức áp giá nhập khẩu tối thiểu cũng như áp thuế chống bán phá giá.
Ngoài ra, kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động trong một vài dự án của Tata và JSW Steel cũng được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng thu nhập cho các công ty này trong năm nay.
"Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của các nhà sản xuất thép trong nước vẫn duy trì ở mức cao hơn so với trung bình ngành tại khu vực, vì hầu hết họ đều là những nhà sản xuất hàng đầu ở mỗi quốc gia với các sản phẩm thép cao cấp có mức biên lợi nhuận cao, đồng thời họ đều được hưởng lợi từ chính sách đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”.
"Chúng tôi hy vọng nhu cầu thép châu Á sẽ tiếp tục giảm với một tỷ lệ thấp trong vòng 12 tháng tới khi nhu cầu sản xuất và xây dựng tại Trung Quốc đang chậm lại” – một quan chức Ấn Độ nói thêm.
Nhu cầu của Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ tăng nhưng không bù đắp được sự suy giảm từ Trung Quốc – quốc gia chiếm khoảng 70% mức tiêu thụ thép châu lục.
Moody’s cho biết: "Chúng tôi dự báo lượng thép xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ tăng với một tỷ lệ thấp trong 12 tháng tới và đi ngang cho tới cuối năm 2017, tăng trưởng giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2015".
Các quốc gia đang từng bước thực hiện nhiều biện pháp hạn chế việc nhập khẩu thép giá rẻ, chủ yếu từ Trung Quốc, trong một nỗ lực để bảo vệ ngành sản xuất thép của mình.
Theo tổng cục Hải quan Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu thép của Trung Quốc đã giảm xuống còn 9% trong nửa đầu năm 2016.
Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 14% sản lượng thép sản xuất được trong năm 2015. Sản xuất thép của các quốc gia lớn khác trong khu vực Châu Á cũng sẽ giảm, ngoại trừ Ấn Độ.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, các quốc gia xuất khẩu khoảng 40-50% sản lượng thép làm ra, đã giảm sản lượng do nhu cầu trong nước đi ngang và nhu cầu từ Trung Quốc hạ xuống đồng thời giá cả cạnh tranh và các rào cản thương mại khác trở thành cản trở.
Ấn Độ - quốc gia chiếm 8% sản lượng châu Á- sẽ tăng sản lượng thép để đáp ứng tiêu thụ trong nước đang gia tăng, nhưng dù sao, mức tăng này cũng không thể đủ bù đắp cho sự suy giảm sản xuất chung của toàn khu vực.
NDH