Moody's: Thị trường mới nổi đối mặt chông gai khi phục hồi nhưng châu Á vẫn sẽ vượt trội
Các thị trường mới nổi sẽ đối mặt các thách thức trong quá trình phục hồi kinh tế nhưng châu Á sẽ xoay xở tốt hơn nhiều so với các khu vực khác, theo Moody’s Investor Service.
- 23-12-2021Phát hiện 200 ca nhiễm Covid-19, Trung Quốc ngay lập tức phong toả một thành phố 13 triệu dân
- 23-12-2021Điều kiện gần như tương đồng, "yếu tố X bí ẩn" giúp số ca mắc Covid-19 ở Nhật chạm đáy trong khi lên đỉnh ở Hàn Quốc
- 22-12-2021Chỉ 1 ca Covid-19, thành phố Trung Quốc yêu cầu toàn bộ dân ở nhà
- 22-12-2021Hùng hồn tuyên bố 'thoát' Covid-19, Đan Mạch giờ đây thất thủ trước Omicron, không loại trừ khả năng cả đất nước sẽ bị nhiễm bệnh
"Dịch bệnh đã có những ảnh hưởng nặng nề hơn lên các nền kinh tế mới nổi tại châu Á so với các quốc gia phát triển, và tình trạng suy thoái cũng diễn ra căng thẳng tại các quốc gia này hơn", Atsi Sheth, giám đốc trung tâm nghiên cứu và dịch vụ tín dụng của Moody's chia sẻ.
Trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng vaccine vẫn còn ở mức thấp và biến chủng Omicron bắt đầu lan rộng ra toàn cầu, lực cầu vẫn chưa thể quay trở lại với ngưỡng trước đại dịch tại nhiều nền kinh tế mới nổi, bà bổ sung. Quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu đã làm "tổn thương” lực cầu của nền kinh tế.
Trong tuần trước, Fed cho biết cơ quan này sẽ sớm chấm dứt các chính sách nới lỏng tiền tệ, bên cạnh đó là chương trình thu mua trái phiếu. Họ cũng sẽ tiến hành nâng lãi suất vào năm sau nhằm kiểm soát lạm phát. Ngân hàng Anh cũng đã nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát, lên 0.25% từ mức thấp kỷ lục 0.1%.
"Đúng thế, việc lèo lái quá trình phục hồi là tương đối khó nhằn với các thị trường mới nổi, nhưng kết quả sau cùng sẽ có những sự khác biệt", bà chia sẻ. "Ví dụ, tại châu Á, bạn sẽ thấy các quốc gia tại khu vực này làm tốt hơn so với những khu vực còn lại".
Ảnh minh họa: News Break.
Rủi ro đầu tiên phải kể đến đó chính là sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh xuất hiện không ít khó khăn trong lĩnh vực bất động sản tại đây. Nhưng Sheth cho biết chính phủ Trung Quốc có đủ những công cụ chính sách cần thiết để có thể kiểm soát trình trạng này.Trong khi lực cầu vẫn tương đối mạnh tại châu Á và những nút thắt nguồn cung đang có dấu hiệu được nới lỏng, vẫn có những rủi ro luôn thường trực, Sheth cho biết.
"Nhiều người nhận định rằng đà giảm tốc này không giống như một cuộc khủng hoảng tài chính", bà bổ sung. "Điều đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản sẽ chỉ gói gọn trong lĩnh vực đó và sẽ ít có khả năng lan sang lĩnh vực tài chính".
Tình hình tài chính không mấy khả quan tại nhiều công ty bất động sản Trung Quốc đã trở thành tâm điểm dư luận trong một vài tháng qua, đặc biệt phải kể đến Evergrande Group, Kaisa, Sinic Holdings, khi họ mất khả năng thanh toán nhiều nghĩa vụ nợ.
Một thử thách khác đối với các quốc gia châu Á đó chính là lạm phát, Sheth cho biết. Các ngân hàng Trung ương đặc biệt phải lưu ý điều này để tính toán mức độ hỗ trợ đối với nền kinh tế trong bối cảnh biến chủng Omicron đe dọa tới triển vọng tăng trưởng.
"Tình trạng lạm phát mà chúng ta đang nhìn thấy tại nhiều nền kinh tế mới nổi phần lớn xuất phát từ đà tăng giá thực phẩm, năng lượng và một phần từ các hình thái thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán tại một số khu vực…Đó là những yếu tố chính sách tiền tệ không thể kiểm soát", Sheth chia sẻ.
Đây chính là lý do tại sao các ngân hàng trung ương trong thời gian gần đây đang dựa nhiều vào dữ liệu thực tế để hoạch định các chính sách trong tương lai.
NDH