Moody’s: Tiềm năng tăng trưởng GDP dài hạn của Việt Nam giảm 0,75% vì TPP đổ vỡ
Với trường hợp của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng vốn đã nhanh, nên Moody’s cho rằng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm dần lại nhưng với mức độ rất từ từ.
- 08-01-2017Giải pháp đưa bội chi ngân sách nhà nước về 3,5% GDP
- 03-01-2017Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê: Vẫn có khả năng đạt 6,7% tăng trưởng GDP năm 2017
- 03-01-2017Dự báo kinh tế thế giới 2017 tăng trưởng trên 3% GDP
Trong báo cáo mới nhất, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service cho rằng sự sụp đổ của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một tổn thất “vật chất” đối với những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Malaysia và Việt Nam.
Tuy nhiên hiệu ứng của tin xấu này đối với xếp hạng tín nhiệm của hai nước kể trên không lớn như dự báo trước đây.
Nguyên nhân là do các khoản đầu tư đổ vào đây để đón đầu TPP ít có khả năng bị rút lại. Chúng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm tới.
Theo Viện kinh tế quốc tế Peteson (PIIE), Việt Nam và Malaysia là hai nước được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, với tăng trưởng bổ sung tiềm năng lần lượt là 8,1% và 7,6% đến năm 2030, so với tăng trưởng GDP không có TPP.
Chia đều trong giai đoạn 2020 – 2030, mức tăng trưởng tăng thêm trong mỗi năm sẽ vào khoảng 1%.
Dựa trên tính toán này, Moody’s ước tính tăng trưởng trong dài hạn của Việt Nam và Malaysia sẽ giảm 0,75% vì sự sụp đổ của TPP.
Với trường hợp của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng vốn đã nhanh, nên Moody’s cho rằng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm dần lại nhưng với mức độ rất từ từ.
Đối với các hiệp định thay thế TPP, Moody's cho rằng FTA với Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc có thể giúp đỡ đáng kể cho các nền kinh tế trong khu vực.
Nhưng do chúng có thể chồng chéo với các FTA đa phương sẵn có như Thỏa thuận thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản và FTA ASEAN-Australia-New Zealand, lợi ích gia tăng có thể bị giảm sút.
Nhiều nước đang cân nhắc tìm kiếm những lựa chọn thay thế như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc khởi xướng. Tuy nhiên, Moody's từng nhận xét thỏa thuận thương mại tiềm năng này không mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như TPP.
BizLIVE