Một bữa ăn có thể sinh ra bao nhiêu chất gây ung thư? Điểm mặt 4 thói quen nấu nướng tưởng tiết kiệm nhưng cực độc hại mà nhiều người Việt phạm phải
Tưởng chừng nấu ăn tại nhà có thể giúp bảo vệ sức khỏe nhưng thực tế ngay trong chính căn bếp của chúng ta cũng đang tồn tại những "thủ phạm" vô hình. Nguyên nhân chính nằm ở thói quen nấu nướng của mọi người.
- 15-09-2021Cô gái giảm 24kg nhờ học theo thực đơn của Hoa hậu Hồng Kông, bật mí 4 loại thực phẩm thần kỳ
- 15-09-2021Ba cái khôn ngoan của cuộc sống: Mất mà không tức giận, Được mà không kiêu ngạo, Yên Lặng mà không tranh giành
- 15-09-20213 bộ phận của củ sắn có thể gây tử vong nếu ăn không đúng cách
Một sự thật bất ngờ: Xào có hại hơn rán
Chiên là cách nấu ăn phổ biến và được nhiều gia đình yêu thích nhưng được khuyến cáo nên hạn chế vì có nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi làm một thí nghiệm, các chuyên gia phát hiện ra rằng nấu món xào thậm chí có hại hơn món chiên và tạo ra nhiều chất gây ung thư hơn!
Đài truyền hình vệ tinh Bắc Kinh đã mời Lưu Đức Nhã, Giám đốc phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật. Trong chương tình, họ đã làm khoai tây chiên và thử nghiệm chúng bằng máy dò pm2.5 (một trong những loại bụi gây tác hại rất lớn đến sức khỏe con người). Người ta phát hiện ra rằng giá trị pm2.5 gần chảo dầu đã đạt mức 320!
Sau đó, chương trình tiếp tục lấy một lượng dầu nhỏ để chiên rau tại chỗ. Họ cũng kiểm tra bằng máy dò pm2.5 và kết quả cho ở mức 600 và thậm chí nó còn vượt quá giá trị phát hiện tối đa của máy dò trong một thời gian!
Để loại trừ sai số, Giám đốc Lưu Đức Nhã và người dẫn chương trình đã sử dụng cùng một loại dầu để nấu đậu phụ rán, nhưng kết quả máy dò pm2.5 khi xào vẫn cao hơn nhiều so với rán.
Giám đốc Lưu giải thích: Vì dầu khi chiên nguyên chất hơn nên không có nhiều hạt nhỏ trong khói tạo ra. Những thực phẩm và gia vị lỏng như nước và nước tương tiếp xúc trực tiếp với dầu trong quá trình xào sẽ tạo ra các hạt bụi mịn. Ông nhấn mạnh một khi những hạt nhỏ này được hít vào sẽ gây hại cho phổi!
Hạt bụi mịn pm2.5 đã được Tổ chức Y tế Thế giới liệt vào loại chất gây ung thư, thực tế xuất hiện rất nhiều trong nấu nướng.
Hình minh họa. Ảnh: Peter's Farm
4 thói quen nấu ăn gây ung thư cần tránh
1. Nhiệt độ quá cao
Nhiều người sẽ đợi dầu nóng lên hoặc đợi nồi bốc khói rồi mới cho nguyên liệu vào nấu nhưng cách làm này sẽ sinh ra nhiều khói dầu hơn, đặc biệt là các chất độc hại và chất gây ung thư.
Về vấn đề này, Cố Trung Nhất, chuyên gia dinh dưỡng kiêm Giám đốc Hiệp hội chuyên gia dinh dưỡng Bắc Kinh, cho biết khi thực phẩm được đun ở nhiệt độ quá cao, các chất dinh dưỡng sẽ phản ứng với nhau tạo ra ba chất gây ung thư: Acrylamide, amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng.
2. Nguy cơ ung thư phổi tăng gấp 3 lần nếu không bật máy hút mùi
Theo một nghiên cứu do Viện Ung thư thuộc Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải thực hiện, phụ nữ trung niên và cao tuổi ở Trung Quốc tiếp xúc với khói bếp trong thời gian dài có thể đối mặt với nguy cơ ung thư phổi tăng từ hai đến ba lần.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến việc sử dụng máy hút mùi. Việc sử dụng không đúng cách hoặc bảo dưỡng máy hút mùi không thường xuyên cũng sẽ gây ô nhiễm khói bếp và tăng nguy cơ ung thư phổi.
3. Sử dụng dầu nhiều lần
Để tiết kiệm chi phí, nhiều người thường sử dụng dầu thừa sau khi chiên để xào. Tuy nhiên, dầu khi đun ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra axit béo chuyển hóa và ôxít dầu độc hại khiến hàm lượng chất gây ung thư tăng mạnh. Đồng thời, dầu đã qua sử dụng đã xảy ra phản ứng oxy hóa, nếu bảo quản không đúng cách rất có thể đã bị biến chất, lúc này sử dụng nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe.
4. Tiếp tục nấu ăn mà không cọ nồi
Một số người không có thói quen rửa nồi vì chủ quan hoặc đơn giản là do "lười". Tuy nhiên, việc rán món tiếp theo mà không vệ sinh nồi là thói quen sai lầm.
Chảo sau khi nấu nhìn qua sạch sẽ nhưng có dầu và cặn thức ăn bám trên bề mặt, đun ở nhiệt độ cao mà không vệ sinh dễ sinh ra chất gây ung thư như benzopyrene. Cặn thức ăn không được làm sạch rất dễ bị cháy và còn tồn tại chất gây ung thư và các mối nguy hiểm khác.
Hình minh họa. Ảnh: WSMag
Làm thế nào để giảm nguy cơ gây ung thư khi nấu ăn?
Ngày nay, nhiều người sẵn sàng tự chế biến thức ăn tại nhà, mục đích là để tốt cho sức khỏe hơn. Nhưng việc nấu nướng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, vậy làm thế nào để hạn chế những rủi ro này?
1. Nấu bằng dầu nguội
Khi nấu, bạn có thể làm nóng chảo trước rồi đổ dầu lạnh vào. Khi dầu trong chảo vừa lăn từ các mặt vào giữa thì bạn cho các nguyên liệu vào xào.
Nấu ăn bằng phương pháp này giúp tránh nhiệt độ dầu cao phá hủy thực phẩm và dinh dưỡng, giảm sản sinh các chất độc hại
2. Sau khi nấu xong, rửa nồi và nấu món mới
Chúng ta cần loại bỏ thói quen xấu khi chiên món sau mà không rửa nồi. Nhờ vệ sinh nồi kịp thời, lớp dầu mỡ bám trên bề mặt mới có thể được rửa trôi và tránh sản sinh chất gây ung thư như benzopyrene. Hơn nữa, rửa sạch nồi kịp thời và chiên món tiếp theo sẽ không ảnh hưởng đến hình thức và hương vị của món tiếp theo!
3. Chỉ sử dụng dầu ăn một lần
Không nên nấu dầu ăn nhiều lần vì tiết kiệm, đặc biệt là dầu ăn còn sót lại sau khi chiên. Nếu nhiệt độ dầu được kiểm soát tốt và nhiệt độ dầu không quá cao, dầu ăn có thể được sử dụng 2-3 lần là phù hợp, nhưng dầu ăn phải được kiểm tra độ hư hỏng trước khi sử dụng.
4. Thêm một ít tinh bột khi nấu ăn
Rau mất 5% vitamin C sau khi nấu 3 phút và 30% trong 10 phút. Để bảo vệ chất dinh dưỡng của các nguyên liệu không bị mất quá nhiều, chúng ta nên tránh nấu nhanh, và cũng có thể thêm một lượng nhỏ tinh bột trong quá trình nấu để tránh mất quá nhiều vitamin C.
5. Thường xuyên bật hút mùi
Khi nấu nướng, bạn phải nhớ bật máy hút mùi và chú ý bật trước khi nấu nướng một lúc.
Cần thời gian để máy hút mùi xả hết khí tồn đọng bên trong. Khi khói đã bốc lên mới bật máy hút mùi thì đã muộn. Thêm vào đó, sau khi nấu, hãy để máy hút mùi tiếp tục hoạt động trong 3-5 phút để loại bỏ hoàn toàn khói trong bếp.
Ngoài ra, Chủ tịch Liên minh Ung thư Phổi Phẫu thuật Lồng ngực Trung Quốc cũng đề xuất rằng máy hút mùi không nên đặt cách bếp quá 90 cm.
Nguồn: Abolouwang