MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một bữa cơm khiến tôi nhận ra điều quan trọng nhất trong giáo dục: Gia đình không có quy tắc còn đáng sợ hơn gia đình nghèo!

04-04-2024 - 20:26 PM | Sống

Độ tuổi từ 3-12 tuổi là thời kỳ vàng để hình thành tính cách, cách ứng xử của trẻ, những thành quả giáo dục đạt được sau đó là thành quả của những hạt giống được gieo trồng từ quá trình giáo dục sớm.

Tôi còn nhớ, ngày mùng 3 Tết là ngày họp của cả gia đình lớn của chúng tôi. Đó đáng lẽ là khoảng thời gian đoàn tụ ấm áp, tuy nhiên, một sự việc xảy ra đã làm xáo trộn không khí của bữa ăn.

Gia đình anh họ tôi năm nay về quê ăn Tết, khi người anh họ bảo cậu con trai 10 tuổi đến chúc mừng năm mới người lớn, việc đầu tiên cậu bé làm thay vì chúc Tết chính là hành động đưa tay ra và nói: "Lì xì, lì xì!"

Sau khi cầm lì xì, cậu bé nhăn mặt quay sang mẹ nói: "Mẹ ơi, mẹ nói dối, lì xì ở đây có nhiều tiền đâu, biết thế con không đi với mẹ, con ở nhà xem tivi còn hơn." Người chị họ xấu hổ bế con trai sang một góc để cậu bé xem điện thoại.

Khi ăn, cậu bé ngồi đối diện với tôi, vừa ăn vừa xem tiktok, nếu ăn phải món ăn mình không thích, cậu bé sẽ lập tức nhăn mặt và nhổ ra trước mặt mọi người.

Người chị họ nói với chồng: "Quản con trai anh đi kìa". Anh họ chỉ nói con qua loa vài câu rồi sau đó đi ra ngoài hút thuốc.

Vì là họ hàng nên tôi cũng không tiện nói. Nhưng rõ ràng sau một loạt hành động như vậy, không khí vẫn có phần trở nên cứng nhắc.

Chỉ trong 3 tiếng ngắn ngủi, tôi đã có thể hiểu được sơ qua cách dạy dỗ con trẻ của gia đình anh chị họ, và chợt tôi thấy rõ hai chữ "giáo dục" đối với một đứa trẻ quan trọng ra sao.

Một buổi liên hoan khiến tôi nhận ra rằng: Nuông chiều quá nhiều là không tốt, nhưng không đủ cứng rắn cũng không phải điều hay.

Một bữa cơm khiến tôi nhận ra điều quan trọng nhất trong giáo dục: Gia đình không có quy tắc còn đáng sợ hơn gia đình nghèo!- Ảnh 1.

01

Gia đình không có kỷ luật còn đáng sợ hơn cả sự nghèo đói

Trong cuốn sách có tên "Kỷ luật tích cực" có viết: "Đối với trẻ em, tình yêu không có nguyên tắc giống như lớp đường bọc thạch tín".

Tôi đồng ý sâu sắc với quan điểm này. Nhiều bậc cha mẹ đã chọn cách chiều chuộng con mình vô điều kiện khi chúng còn nhỏ, đặt tình yêu lên trên các quy tắc, mà không hề biết rằng hành vi đó đã tạo ra một "tiếng sét thầm lặng" cho sự trưởng thành của con.

Vào ngày giông bão, chính cha mẹ là người phải trả giá và con cái là người chịu thiệt.

Có một tin tức như sau: Một cậu bé 7 tuổi ở Nghĩa Ô, Trung Quốc, khi đang ở một mình trong thang máy đã tiểu vào bảng điều khiển thang máy khiến thang máy ngừng chạy giữa tầng 7 và tầng 8. Cửa thang máy ở trong trạng thái nửa đóng nửa mở.

Cậu bé bị rơi xuống cùng thang máy, dẫn tới tổn thương não nặng và có nguy cơ tử vong.

Đôi khi, những quy tắc, trông thì có vẻ giống như sự bó buộc, nhưng thực chất lại là một hình thức bảo vệ, trẻ chỉ có thể tránh xa nguy hiểm nếu biết mình nên làm gì và không nên làm gì.

Nếu những quy tắc giống như một cái máy thì cha mẹ chính là những kỹ sư duy trì cho cỗ máy vận hành trơn tru, những quy trình đúng đắn giống như những nội quy trong nhà, hướng dẫn con từ bỏ những thói quen xấu.

Một nhà giáo từng chia sẻ một câu chuyện trong một bài phát biểu của mình:

Con trai anh thường trực tiếp ném tờ giấy xuống đất sau khi lau mũi xong, ngay cả sau khi bị ba phê bình, cậu con trai vẫn không nghe lời.

Thấy vậy, vợ thầy nói: "Sao anh không nhặt lên rồi vứt đi là xong?"

Anh không đồng ý và nhốt con trai mình ở bên ngoài.

Người con trai sợ hãi gõ cửa. Lúc này, anh hỏi con trai vào nhà để làm gì, cậu con trai nói để nhặt giấy. Kể từ đó về sau, cậu con trai không bao giờ vứt rác xuống sàn nữa.

Kể xong câu chuyện, anh nhắc nhở các phụ huynh: Các quy tắc phải được đặt ra cho trẻ em, đồng thời phải xem xét mức độ nghiêm trọng và hợp lý của các quy tắc. Chỉ bằng cách thiết lập ý thức về các quy tắc ngay từ khi còn nhỏ, trẻ mới có thể tránh được những mất mát lớn trong tương lai.

Một bữa cơm khiến tôi nhận ra điều quan trọng nhất trong giáo dục: Gia đình không có quy tắc còn đáng sợ hơn gia đình nghèo!- Ảnh 2.

Trong cuộc sống, luôn có một số bậc cha mẹ cảm thấy một số quy định chỉ là chuyện vớ vẩn, nhưng việc chiều theo con một cách mù quáng đồng nghĩa với việc gửi tín hiệu cho con rằng "con làm đúng".

Mỗi sự nhượng bộ, chiều chuộng, bao bọc của cha mẹ đều là cảnh báo đèn đỏ nguy hiểm cho trẻ. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy, khi con bạn mất đi cảm giác sợ hãi và mọi thứ trở nên mất kiểm soát, bạn sẽ không còn có thể kiểm soát được chúng.

Độ tuổi từ 3-12 tuổi là thời kỳ vàng để hình thành tính cách, cách ứng xử của trẻ, những thành quả giáo dục đạt được sau đó là thành quả của những hạt giống được gieo trồng từ quá trình giáo dục sớm.

Quốc có quốc pháp, gia có gia quy. Pháp luật nghiêm minh là chìa khóa cho sự thịnh suy của một quốc gia, những gia quy tốt là nền tảng cho sự thịnh suy của một gia đình.

Những quy tắc trong gia đình quyết định việc nuôi dạy con cái, và truyền thống gia đình quyết định tương lai của chúng.

Một giáo sư từng nói: "Cư xử nhẹ nhàng với con khi chúng ba tuổi, nhưng cần thiết lập sự uy nghiêm cho chúng trong giai đoạn từ ba đến sáu tuổi. Quyền lực là quy tắc. Thương con mà không dạy dỗ thì cũng giống như không yêu thương; dạy mà không tử tế thì cũng giống như không dạy."

Cha mẹ yêu thương nhưng không chiều chuộng sẽ đương nhiên tuân theo quy củ, biết đúng sai, có như vậy thì con cái mới đi vào con đường đúng đắn.

Gia đình không có nội quy còn đáng sợ hơn gia đình nghèo khó. Nếu bạn không giáo dục con mình, xã hội sẽ giáo dục chúng một cách nghiêm khắc hơn thay bạn.

Một bữa cơm khiến tôi nhận ra điều quan trọng nhất trong giáo dục: Gia đình không có quy tắc còn đáng sợ hơn gia đình nghèo!- Ảnh 3.

02

Trong tâm lý học có một "hiệu ứng cửa sổ vỡ" nổi tiếng: Nếu ai đó làm vỡ cửa sổ của một tòa nhà và cửa sổ đó không được sửa chữa kịp thời thì sẽ có nhiều cửa sổ bị vỡ hơn.

Việc giáo dục con cái cũng vậy, nếu cha mẹ không ngăn chặn kịp thời khi con lần đầu mắc lỗi, vậy thì sau này sẽ có vô số lỗ hổng cần phải lấp đầy.

Giai đoạn đầu, bạn lười sửa lỗi, kiềm chế, kỷ luật, luôn cho rằng khi trẻ lớn lên tự nhiên sẽ hiểu chuyện hơn, sau này trẻ rất có thể sẽ đi vào con đường sai lầm và lớn lên thành một người ích kỉ, tiêu cực.

Cư dân mạng Nancy đã chia sẻ một câu chuyện đáng suy ngẫm: Vào ngày mùng một Tết, em gái của cô đến nhà họ hàng để chúc Tết với búp bê Barbie mới mua trên tay, cậu bé con nhà họ hàng đã lén tô đen mặt búp bê bằng bút màu.

Em gái cô khóc thương, nhưng cậu bé nhà họ hàng không hề thấy mình có lỗi, mẹ cậu bé thậm chí còn nói:

"Con trai hay nghịch ngợm, hiếu động."

Nhiều năm sau, khi cậu bé nghịch ngợm đó đang học lớp 8 trung học cơ sở, cậu ta trốn học và gây gổ với giáo viên, giáo viên đề nghị phụ huynh gửi thẳng con vào trường trung học dạy nghề khi cậu học lớp 3 để không lãng phí thời gian ở trường và ảnh hưởng đến các bạn học đang chăm chỉ học tập khác.

Tai họa lớn nhất đối với một gia đình là nhầm lẫn việc thiếu quy tắc với sự hoạt bát.

Giáo dục không chỉ là truyền đạt kiến thức, trau dồi kỹ năng mà quan trọng hơn là nuôi dưỡng cho trẻ những giá trị, đạo đức đúng đắn.

Khi người khác hỏi bạn "Sao không nghiêm khắc với con?", luôn có một số bậc cha mẹ nói rằng họ bận rộn, phải kiếm tiền nuôi gia đình và không có thời gian, sức lực để dạy dỗ con cái.

Câu nói "Đợi có con đi rồi sẽ biết nuôi con khó ra sao" dường như đã trở thành cái cớ để một số bậc cha mẹ không đủ trình độ rũ bỏ trách nhiệm giáo dục con cái của mình.

Nhưng thực tế là "đến khi con bạn gặp nạn, đến khi bạn thực sự mất con thì mọi chuyện đã quá muộn".

Khi ở bên con cái, bạn ngại nghiêm khắc với chúng, khi con bạn bước vào xã hội, sẽ luôn có người dạy dỗ chúng thay bạn.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đứng trước đèn giao thông, chỉ những người tuân thủ luật lệ giao thông mới tránh được va chạm với xe chạy quá tốc độ trên đường, tiến về phía trước an toàn và đến được cái đích tiếp theo.

Theo Như Nguyễn

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên