Một bữa tối chỉ toàn tỷ phú ngồi với nhau dạy tôi hiểu ‘luật ngầm’ của những người ưu tú: Giống như chơi BẬP BÊNH, cả hai đều muốn đối phương nâng mình lên!
Những người ở trên đỉnh của Kim Tự Tháp rất ít khi qua lại với những người bình thường bởi lẽ họ sớm đã bỏ ngoài những chuyện không quan trọng rồi.
- 06-01-2022Những tỷ phú có tài sản tăng gấp 5, gấp 10 lần trong năm 2021
- 05-01-2022Tiệc tùng nóng bỏng cùng người tình, tỷ phú Amazon trở thành trò cười, bị dư luận mỉa mai bởi chi tiết "không giống ai"
- 04-01-2022Bài học từ người cha làm nghề bọc ghế ôtô giúp tỷ phú Mark Cuban thành công và giàu có
Cách đây không lâu, tình cờ thấy một bức ảnh gồm toàn các tỷ phú đang ngồi ăn tối với nhau trên mạng xã hội của Trung Quốc.
Lý Ngạn Hồng (nhà sáng lập Baidu), Trương Triều Dương (nhà sáng lập Sohu), Đinh Lỗi (nhà sáng lập Netease), Tào Quốc Vĩ (nhà sáng lập Sina), Mã Hóa Đằng (nhà sáng lập Tencent) ...
Bức ảnh ăn tối của các tỷ phú Trung Quốc
Nhà thơ lỗi lạc người Đức, Johann Wolfgang von Goethe từng nói: "Nói cho tôi biết bạn chơi cùng ai, tôi sẽ biết bạn là người như nào."
Những người ở trên đỉnh của Kim Tự Tháp rất ít khi qua lại với những người bình thường bởi lẽ họ sớm đã bỏ ngoài những chuyện không quan trọng rồi.
Họ sẽ chỉ làm bạn với người cùng tầng với mình, lựa chọn người cùng bối cảnh với mình để kết hôn.
Họ xem trọng chất lượng của một mối quan hệ thay vì số lượng, và sự thấu hiểu lẫn nhau cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tích lũy vốn xã hội của họ.
Không cùng một tần số, có tiếp xúc cũng vô dụng. Bởi lẽ, các mối quan hệ không phải là thứ cứ theo đuổi là được, nó là thứ có được nhờ sự thu hút lẫn nhau.
Rất nhiều mối quan hệ mà nhiều người chúng ta đang có đều chỉ là những mối quan hệ vô hiệu, cũng giống như một câu nói trong cuốn sách nước ngoài có tên "Hãy dừng những mối quan hệ vô dụng lại" rằng:
Những tương tác xã hội có hiệu quả thường tuân theo "luật bập bênh".
Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ, George Caspar Homans đề xuất rằng giao tiếp giữa các cá nhân về bản chất là một quá trình trao đổi xã hội, trao cho nhau những gì mà hai bên cần.
Đây là "luật bập bênh" được mô tả trong tâm lý học:
Mối quan hệ giữa người với người giống như hai người cùng bước lên trên một chiếc bập bênh, để tồn tại hài hòa, nó đòi hỏi phải duy trì sự cân bằng và có đi có lại trong nỗ lực bỏ ra của cả hai bên.
Một khi các trao đổi không bình đẳng, nó sẽ mất cân bằng giống như trò chơi bập bênh.
Nếu đã từng chơi bập bênh, bạn sẽ biết rằng toàn bộ quá trình sẽ chỉ thú vị nếu độ cao so le nhau.
Nếu một người cứ chỉ ngồi mãi ở phía trên bập bênh thì trò chơi sẽ rất nhanh chán.
Khi chơi bập bênh, cả hai bên đều hy vọng rằng đối phương sẽ nâng mình lên.
Và một yếu tố quan trọng cho phép bản thân được nâng lên bởi đối phương đó là trọng lượng của đối phương nặng hơn chính bạn.
Tương tự, bên nhẹ hơn chỉ khi tăng khối lượng của mình, hai bên cùng bập bênh, thì mới có thể khiến tất cả mọi người đều có cơ hội được nâng lên như nhau.
Nói cách khác, một mối quan hệ ổn định giữa các cá nhân phải duy trì được sự cân bằng động của sự trao đổi lẫn nhau.
Chơi bập bênh chủ yếu dựa vào sức nặng của bản thân, điều chỉnh khoảng cách giữa các điểm tựa, lực tác dụng làm hai bên nâng nhau lên.
Trong giao tiếp xã hội, cần chân thành quan tâm đến đối phương, đồng cảm với nhau, phân tích nhu cầu của đối phương và cung cấp giá trị mà đối phương cần.
Nếu bạn muốn người khác sẵn lòng kết giao với mình, điều quan trọng nhất là nâng cao giá trị của bản thân đối với đối phương: bạn có thể cung cấp cho đối phương giá trị nào?
Giải pháp cơ bản nhất để giảm tương tác xã hội không hiệu quả là tăng giá trị xã hội của chính bạn và tăng khả năng đầu ra giá trị của chính bạn.
Vì bạn có khả năng nâng người khác lên của bạn mạnh nên người khác sẽ chủ động đến chỗ bạn để chơi bập bênh.
Xã hội giống như một hình nón, và những người ở bề mặt đều muốn leo lên đỉnh của hình nón.
Khoảng cách giữa bạn và những người cùng trình độ, khác ngành nghề là đường kính của mặt phẳng hình tròn mà bạn đang ở.
Chỉ khi trình độ của bạn càng cao và càng gần đến đỉnh của hình nón thì khoảng cách của sự tiếp xúc của bạn với những người trong các lĩnh vực khác mới càng ngắn lại.
Vì vậy, thường chỉ những người xuất sắc mới có những mối quan hệ hiệu quả và chất lượng cao.
Hơn nữa, bởi vì họ ở trong một vòng kết nối xã hội xuất sắc, họ sẽ chú ý nhiều hơn đến "chất lượng" của mình và tránh những "trao đổi không đồng đẳng."
Sau khi nâng cao giá trị của bản thân, bước tiếp theo là phát ra tín hiệu cho thấy mình có đủ giá trị xã hội.
Cách hiệu quả nhất là nâng cao sức mạnh chia sẻ, thông qua các bài viết, bài phát biểu… xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng bạn và để càng nhiều người biết đến bạn càng tốt.
Nếu bạn có thể làm được hai điều này, bạn không cần phải dành quá nhiều thời gian cho những bữa tiệc nhậu nhẹt hay lấy lòng người khác, và chất lượng các mối quan hệ xã hội có thể đạt đến mức đáng kể, thậm chí là mức hiệu quả cao.
Doanh nghiệp và tiếp thị