MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một buổi họp lớp, nhận ra: Người ngồi một góc nghịch điện thoại đều sống làng nhàng, làm công ăn lương; người ngồi ở giữa được nịnh nọt, là ông nọ bà kia

14-11-2023 - 20:18 PM | Sống

Một cuộc họp lớp thôi, mà thấy luôn một xã hội thu nhỏ với đầy đủ giàu - nghèo, hay người sống làng nhàng qua ngày.

01

Càng lớn tuổi, con người càng ít sẵn sàng hòa nhập vào tập thể, chỉ muốn có những khoảng không yên tĩnh cho mình.

Việc không muốn hòa nhập vào một nhóm thường bị coi là hành vi "xa lạ" trong mắt vô số người. Nếu bạn thích giao du, bạn là người bình thường; nếu bạn không hòa đồng, bạn là người ngoài hành tinh.

Rất nhiều mối quan hệ giữa con người với nhau bề ngoài trông có vẻ tình cảm, nhưng bên trong ra sao, chỉ có người trong cuộc mới thấu. Điều này có thể thấy rõ khi nhìn vào mối quan hệ giữa người thân hoặc bạn cùng lớp.

Khi bạn có tiền, người thân sẽ rất tốt với bạn, khi bạn không có tiền, người thân sẽ coi bạn như cỏ ven sông. Điều này cũng đúng với các bạn cùng lớp. Sau khi tốt nghiệp, nếu gặp lại, nếu không có ích lợi gì, đôi bên sẽ chỉ là người xa lạ.

02

"Một buổi họp lớp đã giúp tôi nhìn rõ bản chất con người hơn"

Cách đây một thời gian, anh Lưu đã bị một người bạn cùng lớp mà anh không liên lạc nhiều năm kéo vào một nhóm chat. Ban đầu, anh không biết nhóm này phục vụ cho mục đích gì, sau đó, anh nhận ra có người đang tổ chức họp lớp.

Anh Lưu đã tốt nghiệp đại học được 18 năm, ở tuổi 40, anh bỗng nhớ lại những kí ức thời đại học. Vì vậy, anh cũng muốn đóng tiền để tham dự buổi họp lớp.

Vào ngày họp lớp, anh Lưu hy vọng có thể kết nối với các bạn cùng lớp mà anh đã nhiều năm không gặp, muốn mọi người thân thiết với nhau hơn.

Khi đến địa điểm, anh nhận ra lớp được chia làm hai nhóm người. Một nhóm người ngồi trong góc lướt điện thoại di động, cũng không có người chào hỏi. Một nhóm người khác ngồi ở giữa, có rất nhiều người đang trò chuyện cùng họ.

Một người bạn học cũ nhìn thấy anh Lưu đã hỏi thăm những năm qua anh thế nào, kiếm được bao nhiêu tiền, lần này lái loại xe gì, đã mua nhà chưa. Mặc dù cũng rất nhạy cảm về những vấn đề này nhưng anh vẫn nói sự thật.

Khi ông Lưu nói rằng ông vẫn là nhân viên cơ sở, xe của anh cũng chỉ có giá khoảng vài trăm triệu, nghe xong, thái độ của bên kia lập tức thay đổi, chỉ bảo anh tìm một chỗ nào đó ngồi xuống.

Một buổi họp lớp, nhận ra: Người ngồi một góc nghịch điện thoại đều sống làng nhàng, làm công ăn lương; người ngồi ở giữa được nịnh nọt, là ông nọ bà kia - Ảnh 1.

03

Lúc này, anh Lưu mới nhận ra, các bạn cùng lớp ngồi trong góc nghịch điện thoại đều là công nhân hưởng lương cứng, còn các bạn ngồi ở giữa được nịnh nọt đều là CEO hoặc sếp có thành tích nào đó.

Bất kể địa vị và thành tích của bạn ra sao, khi bạn ngồi ở những vị trí khác nhau, người khác sẽ đối xử với bạn khác nhau. Kẻ mạnh được tôn trọng, kẻ yếu thường bị phớt lờ.

Trước khi phục vụ đồ ăn và ăn uống, mọi người sẽ nâng ly chúc mừng. Về cơ bản, tất cả đều là "phục vụ người giàu trước tiên". Người giàu lên sân khấu phát biểu, những người khó khăn hơn thậm chí không đủ tư cách đứng trên sân khấu.

Sau một buổi họp lớp, anh Lưu phát hiện ra "khái niệm giai cấp" ở đây đặc biệt mạnh mẽ, mọi người không nói về tình cảm hay sự chân thành mà chỉ nói về cái gọi là địa vị và tiền bạc.

Các bạn cùng lớp hoặc khoe mua nhà ở đâu, cưới ai hoặc có bao nhiêu tiền. Vật chất và lợi ích đã trở thành chủ đề của cả bữa tiệc.

Trước đây, anh Lưu tin rằng tình bạn giữa các bạn cùng lớp sẽ tồn tại suốt đời và cần được trân trọng. Hôm nay, anh nhận ra cái gọi là tình cảm và mối quan hệ chỉ là lời nói dối mà anh tự nói với mình.

04

Về mối quan hệ giữa các bạn cùng lớp, có người đã từng nói thế này: Nếu không còn giữ liên lạc thì khoảnh khắc sau khi tốt nghiệp đã được định sẵn cả đời sẽ không bao giờ gặp lại nhau. Dù có gặp lại cũng chỉ là người xa lạ.

Bạn cùng lớp là một nhóm người tương tác với nhau chỉ vì môi trường học tập cố định.

Khi môi trường học tập cố định biến mất, mọi người đến các thành phố khác nhau, gặp gỡ những người khác nhau và hòa nhập vào những cộng đồng mới, tình bạn trong quá khứ sẽ trở thành quá khứ.

Người khác khi nhìn thấy bạn, ngoài việc nói vài lời lịch sự, hỏi thăm về thành tích của bạn, số tiền bạn kiếm được và có thái độ khác với bạn, bạn nghĩ họ còn có thể làm gì?

Nghe thì trần trụi, nhưng bản chất các mối quan hệ xã hội vốn là mối quan hệ lợi ích, bạn không cần tôi, tôi không cần bạn, vậy liệu chúng ta có cần thiết phải giữ liên lạc với nhau?

Một buổi họp lớp, nhận ra: Người ngồi một góc nghịch điện thoại đều sống làng nhàng, làm công ăn lương; người ngồi ở giữa được nịnh nọt, là ông nọ bà kia - Ảnh 2.

05

Sẽ có ngày bạn hiểu ra được rằng một số mối quan hệ sẽ dần trở nên vô giá trị theo thời gian.

Ai giữ liên lạc, chúng ta trân trọng, nhưng nếu không liên lạc với nhau hơn mười năm, có xóa cũng không sao.

Những người thực sự tốt và phù hợp, sẽ ở lại bên cạnh chúng ta. Những người đạo đức giả sẽ chỉ đến với chúng ta khi chúng ta giàu có và quyền lực.

Có người từng nói: Khi có tiền, tôi thấy xung quanh mình toàn là những người tốt. Khi không có tiền, tôi phát hiện mình bị bao vây bởi những kẻ phản diện.

Bản chất con người rốt cuộc có vượt qua được thử thách của thời gian hay không, câu hỏi đó có lẽ nên để cho những người trong cuộc trả lời!

Theo Diệu Đan

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên