MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một cái nhìn sâu hơn về burn-in, lưu ảnh trên màn hình TV

05-10-2018 - 19:30 PM | Thị trường

Các hãng hầu như đều không bảo đảm tránh được lưu ảnh trên TV, trừ Samsung cam kết hoàn toàn không có hiện tượng này. Lý do vì sao vậy?

Khi bạn sử dụng một màn hình hiển thị trong một thời gian dài, sẽ có một căn bệnh thường thấy xuất hiện: hình ảnh bị lưu lại trên màn, khi hiển thị liên tục một hình ảnh tĩnh. Tuy nhiên ít người biết rằng căn bệnh này lại chia thành hai loại, một nặng một nhẹ.

Hai hiện tượng lưu hình – image retention và burn-in đều chỉ chung một căn bệnh, nhưng độ nặng nhẹ lại khác nhau: Lưu hình chỉ là bệnh tạm thời, nó sẽ hết theo thời gian. Còn Burn-in, hay còn gọi lưu ảnh vĩnh viễn, sẽ là “bệnh” biến đổi màn hình TV hoàn toàn và không trả lại được trạng thái như cũ.

Xem tin tức với logo nhà đài ở nguyên một chỗ nhiều tiếng, chơi game liên tục với bảng tỉ số, thanh máu, v.v… chỉ hiện ở một vị trí cố định. Những ví dụ vừa nêu là lý do điển hình gây ra lưu hình rồi dần dần là burn-in.

TV là ví dụ điển hình, và thứ thường xuyên gây ra lưu hình/burn-in nhất chính là các logo/bảng thông tin xuất hiện trên từng kênh cụ thể. Hiện tượng lưu hình/burn-in là một trong những điểm yếu lớn của màn hình TV hiện đại do cấu trúc các hạt phát sáng từ các phần tử hữu cơ. Các pixel trên màn ngày một tối dần đi khi thời lượng sử dụng ngày một tăng. Bạn xem nhiều thứ khác nhau thì không sao, nhưng khi liên tục xuất hiện hình ảnh tĩnh trên màn hình, hiện tượng burn-in sớm muộn sẽ xuất hiện.

Các hãng TV hầu hết đều tuyên bố rõ rằng họ không chịu trách nhiệm nếu màn hình TV bị hiện tượng burn-in. Cũng dễ hiểu, khi mà đây là hiện tượng xuất hiện khi dùng nhiều, chứ không phải là lỗi của nhà sản xuất. Cái gì dùng nhiều mà chẳng hỏng, đó là lý lẽ của họ, không sai.

Cho đến nay, chỉ có Samsung thể hiện sự khác biệt: họ tuyên bố dòng TV QLED mới của mình sẽ hoàn toàn không không có hiện tượng burn-in. Thông tin mới nhất này được áp dụng cho thế hệ TV QLED từ năm 2017.

Samsung cung cấp gói bảo hành màn hình năm năm cùng với bảo hành 10 năm bảo vệ khỏi vấn đề lưu ảnh burn-in cho tất cả các dòng sản phẩm từ dòng QLED TV 2017 *.

Cách thức để tránh hoặc loại bỏ hoàn toàn hiện tượng khó chịu này

Hầu hết các công ty TV đều nói rằng cách tốt nhất để tránh hiện tượng lưu hình, burn-in là tránh xem những hình ảnh tĩnh. Ví dụ như tránh dừng tạm thời một game nhất định rồi để game bật liên tục nhiều giờ trong ngày. Nếu bạn nhận thấy TV bắt đầu xuất hiện hiện tượng lưu hình, đừng quá lo lắng. Nhiều khi chỉ cần xem một thứ gì đó khác, “bóng ma” của hình ảnh cũ sẽ tiêu biến. Khi mà một hình ảnh cứ lưu lại mãi mà không biến mất, đấy mới là lúc có vấn đề.

Giảm độ sáng màn hình cũng là một phương cách hiệu quả, nhất là khi bạn xem những nội dung có khả năng gây ra lưu hình. Hãy chỉnh TV về chế độ khác (ví dụ như chế độ xem phim), cũng tương tự như giảm độ sáng vậy.

Đa số các TV có tùy chọn cho phép người dùng giảm việc xảy ra hiện tượng burn-in, nhằm di chuyển hình ảnh quanh màn hình, tránh hiện hình tĩnh liên tục. TV hiện đại cũng có màn hình chờ - screensaver hiện lên khi TV không hoạt động trong thời gian dài. Nhưng điều này cũng gây khó chịu khi cứ phải “canh cánh” một nỗi lo khi sử dụng thiết bị TV trong gia đình.

Để loại bỏ hiện tượng lưu hình, TV tự thực hiện “refresh” lại màn hình sau một khoảng thời gian cố định. Trên TV Sony, nó có tên “Panel Refresh” còn LG gọi đó là “Pixel Refresher”.

Ngoài những cách thức nêu bên trên, thì gần như không thể đảo ngược quá trình burn-in. Trên lý thuyết, có thể dùng thủ thuật photoshop để tạo ra hình ảnh ngược, cho chạy trên màn hình nhưng mà cách thức này vừa khó thực hiện, lại vừa yêu cầu trình độ photoshop ở mức thượng thừa để làm cho trơn tru, nên xin phép không nhắc tới.

Vì thế nếu không thích lỗi burn-in ngay từ đầu, và không thích phải thiết lập TV để tránh lỗi này, tốt hơn là bạn nên chọn những loại TV không hề gặp burn-in, ví dụ như dòng TV QLED của Samsung chẳng hạn, kể cả phiên bản năm ngoái lẫn năm nay đều gần như “miễn nhiễm” với burn-in.

Một con số thú vị cho thấy người dùng thực sự quan tâm đến TV QLED chính vì những khả năng đặc biệt như vậy: Doanh số TV QLED tại Việt Nam từ đầu năm 2018 tính đến thời điểm này đã chạm mốc 15.312 chiếc, gần gấp đôi số lượng TV sử dụng công nghệ cao cấp của các đối thủ khác bán ra (vào khoảng 8.000 chiếc). Đây là thống kê do hãng nghiên cứu thị trường uy tín GfK thực hiện.

*Chi tiết về bảo hành cho dòng sản phẩm QLED TV 2017 thay đổi theo từng quốc gia và chính sách này sẽ dần được giới thiệu đến các quốc gia còn lại khi QLED TV được tung ra ở mỗi thị trường.

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên