Một chỉ báo cho thấy suy thoái đang đến rất gần, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng chưa đến lúc ‘buông bỏ’ cổ phiếu
Tín hiệu này đều đã từng xuất hiện trong các cuộc suy thoái trước đây tại Mỹ.
- 20-03-2023Nơm nớp lo sợ trước cuộc họp lãi suất của FED: Giới đầu tư liên tục đưa ra suy đoán
- 10-03-2023Chiến lược gia của Credit Suisse: Chỉ báo quan trọng cho thấy suy thoái không xảy ra trong vòng 2 năm tới
- 08-03-2023Một chỉ báo suy thoái gióng hồi chuông lớn chưa từng thấy khi Chủ tịch Fed phát tín hiệu tăng lãi suất
Các nhà đầu tư thường thích lấy đường cong lợi suất đảo ngược như một tín hiệu chắc chắn rằng nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái.
Lý do là vì kể từ năm 1960, mỗi khi đường cong lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đảo ngược thì một cuộc suy thoái lại xảy ra. Khi đó, trái phiếu ngắn hạn mang lại lãi suất cao hơn trái phiếu dài hạn.
Mặc dù là một chỉ báo sát sao, đường cong lợi suất lại không phải công cụ xác định được thời điểm xảy ra suy thoái. Vì khi nó đảo ngược, hai năm sau mới xảy ra suy thoái. Và trong thời gian đó, một số cổ phiếu thậm chí hoạt động tốt.
Vì thế, nhà đầu tư nên hết sức chú ý đến một tín hiệu khác, vì nó sẽ cho thấy suy thoái đã cận kề, chứ không phải vài năm nữa.
Tín hiệu đó chính là đường cong lợi suất lồi trở lại, tức là khi trái phiếu dài hạn có lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn.
CIO Brad McMillan của Khối thịnh vượng chung cho biết: “Trong khi đường cong lợi suất đảo ngược báo hiệu suy thoái sẽ đến trong trung hạn, thì việc đường cong dốc trở lại cho thấy suy thoái sẽ đến trong vòng một năm nữa”.
Từ năm 2022, Fed tăng lãi suất mạnh mẽ và đường cong lợi suất bắt đầu đảo ngược từ tháng 7. Cho đến tuần trước, nó đang dần trở lại trạng thái như cũ.
Đường cong lợi suất trái phiếu 10 năm và 2 năm bị đảo ngược hơn 1% vào ngày 7/3, mức lớn nhất kể từ thập niên 1980. Nhưng hậu quả từ sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon dẫn đến sự sụt giảm mạnh về lãi suất, khiến đường cong lợi suất dần trở lại trạng thái bình thường.
Michael Hartnett của Bank of America cho biết: “Đường cong lợi suất luôn báo hiệu suy thoái”.
Giám đốc đầu tư David Donabedian của CIBC Private Wealth cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông nói rằng do khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ, khả năng suy thoái có thể còn cao hơn và kéo dài hơn.
Song, những người khác lại ít bi quan hơn về tình trạng của đường cong lợi suất và cuộc suy thoái tiềm tàng. Trong đó có cả người đứng đầu quản lý danh mục đầu tư Peter Essele của Commonwealth Financial Network.
"Mặc dù tín hiệu này đáng lo ngại, nhưng vẫn chưa đến lúc ‘nhấn nút tạm dừng’ đối với cổ phiếu. Các chu kỳ kinh tế ở giai đoạn cuối thường tạo ra lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Chỉ đến khi đường cong lợi suất trở lại bình thường hoàn toàn thì lợi nhuận mới trở thành mối lo ngại. Do đó, chúng ta nên thận trọng và không bán hết tài sản rủi ro vào thời điểm này", Essele nói với Insider.
Mặc dù đường cong lợi suất vẫn chưa trở lại như cũ hoàn toàn, nhưng nó đang đi theo hướng đó sau cuộc khủng hoảng ngân hàng. Và khi điều đó xảy ra, các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho một cuộc suy thoái tiềm tàng.
Theo MI
Nhịp Sống Thị Trường