Cổ phiếu Credit Suisse giảm 22%
Giá các hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS) của Credit Suisse – công cụ được sử dụng để bảo hiểm cho các khoản nợ của ngân hàng, sắp đạt mức cao gần như chưa từng thấy.
- 15-03-2023Biến cố bất ngờ, CEO Credit Suisse kêu gọi khách hàng kiên nhẫn
- 15-03-2023'Tham lam khi người khác sợ hãi': Loạt tỷ phú, quỹ đầu tư Mỹ đổ tiền 'bắt đáy' cổ phiếu ngân hàng sau khi SVB sụp đổ
- 15-03-2023Nga âm thầm tích luỹ gần 100 tỷ USD tài sản ở nước ngoài trong năm ngoái: Các lệnh trừng phạt của phương Tây có thực sự hiệu quả?
Đây là dấu hiệu thường cho thấy mối lo ngại cực kỳ lớn của giới đầu tư.
Mức giá gần đây được hệ thống định giá CMAQ ghi nhận đối với các CDS của Credit Suisse là 835,9 điểm cơ bản. Trong khi đó, thị trường cũng chứng kiến mức này lên đến 1.200 điểm cơ bản đối với các CDS có kỳ hạn vào sáng ngày 15/3 (theo giờ Mỹ).
Mức phí hơn 1.000 điểm cơ bản đối với các CDS kỳ hạn 1 năm của các ngân hàng lớn là một hiện tượng cực kỳ hiếm. Các ngân hàng lớn của Hy Lạp từng giao dịch ở mức tương tự trong cuộc khủng hoảng nợ và suy thoái kinh tế của nước này. Ngoài ra, mức ghi nhận hôm thứ Ba của Credit Suisse cao gấp khoảng 18 lần CDS của UBS và 9 lần khi so với Deutsche Bank.
Đường CDS của Credit Suisse cũng đảo ngược mạnh, tức là ngân hàng này sẽ tốn nhiều chi phí hơn để bảo hiểm cho các khoản nợ chứ không phải thể hiện khả năng vỡ nợ trong tương lai. Đường CDS của nhà cho vay Thuỵ Sĩ ghi nhận đà tăng mạnh từ thứ Sáu tuần trước.
Chênh lệch giá CDS các kỳ hạn của Credit Suisse trong ngày 14/3 và 10/3.
Trong khi đó, cổ phiếu của Credit Suisse lao dốc mạnh ở phiên ngày hôm nay, chạm mức thấp kỷ lục mới và khiến cổ phiếu ngân hàng khác trong khu vực cũng xuống thấp hơn. Cổ phiếu nhà băng Thuỵ Sĩ giảm tới 22% sau khi cổ đông lớn là Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Ả Rập Xê Út Ammar AI Khudairy không tăng vốn đầu tư vào công ty này. “Đại gia” Ả Rập đã mua gần 10% cổ phần Credit Suisse vào năm ngoái và cam kết đầu tư tới 1,5 tỷ franc (1,5 tỷ USD).
Credit Suisse hiện đang trong quá trình tái cơ cấu phức tạp kéo dài 3 năm, giúp ngân hàng này hồi phục khả năng tạo ra lợi nhuận. Credit Suisse đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng gần đây do vụ sụp đổ của ngân hàng SVB và chênh lệch CDS kỳ hạn 5 năm đạt mức kỷ lục.
CEO Ulrich Koerner cho biết trong cuộc phỏng vấn ngày hôm qua với Bloomberg rằng động lực kinh doanh của ngân hàng đã được cải thiện trong quý này. Ngân hàng cũng thu hút được thêm vốn sau khi SVB sụp đổ.
Ông cho biết thêm, là một ngân hàng quan trọng trong hệ thống, Credit Suisse tuân theo “các tiêu chuẩn khác biệt” về tiềm lực nguồn vốn và thanh khoản so với các nhà cho vay như SVB. Ông nói rằng, Credit Suisse hiện có tỷ lệ vốn CET1 là 14,1% trong quý IV và tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR) là 144%.
Ông Koerner đề cập đến việc Credit Suisse nắm giữ những tài sản thanh khoản chất lượng cao (HQLA): “Một điểm khác nữa là, tỷ trọng trái phiếu trong danh mục HQLA hoàn toàn không đáng kể. Đó là cách để phòng hộ trước rủi ro từ việc lãi suất chuẩn tăng cao.”
Theo báo cáo thường niên mới công bố, dòng tiền của khách hàng đã bị rút ra nhiều chưa từng có vào đầu tháng 10, khi thị trường đặt dấu chấm hỏi về tình trạng của Credit Suisse. Tình hình vẫn chưa được cải thiện mạnh mẽ dù dòng vốn đã “chảy” vào ở mức ổn định.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp sống thị trường