Một đời quá ngắn, đừng lãng phí thời gian cho những người không đáng!
Đừng để bóng tối từ quá khứ ngăn sáng của niềm vui trong hiện tại. Những gì đã xảy ra là quá khứ. Hãy dành thời gian cho hiện tại, cho bản thân, rồi niềm vui sẽ tự tìm đến bạn!
- 22-09-2020Đạo lý đơn giản nhưng có người phải mất cả đời mới ngẫm ra: Chạy theo vật chất muôn đời không thấy đích
- 22-09-20204 bộ phận tiết lộ chỉ số thông minh của một người: Điều số 3 khiến nhiều người “mắt chữ A mồm chữ O”
- 20-09-2020Vô tình làm nứt tượng Phật, ngày hôm sau tất cả mọi người không tin vào mắt mình: Nhân sinh vốn không hoàn hảo, khổ đau chính là món quà cho kẻ khôn ngoan
Bạn là ai? Câu hỏi này chúng ta ít khi tự hỏi bản thân vì phần lớn thời gian chúng ta sợ hãi trước câu trả lời, hay nói chính xác hơn là không biết câu trả lời. Bạn có biết điều gì tác động và định hình mình không? Bạn có biết những người và hoàn cảnh nhất định ảnh hưởng đến bạn như thế nào không? Đôi khi, chúng ta bị kìm kẹp bởi những mối quan hệ không còn phục vụ bản thân mình và mắc kẹt ở trong đó...
Từ bỏ một người đã từng gắn bó là điều vô cũng khó khăn. Tuy nhiên, hạnh phúc là do bạn quyết định, nếu mối quan hệ đó đã không còn mang lại niềm vui như ban đầu, hãy dũng cảm buông tay để tìm thấy giá trị trọn vẹn!
Tại sao từ bỏ ai đó đôi khi là điều tốt nhất đối với bạn?
Khi một mối quan hệ đã gắn bó với bạn rất lâu và nó có nguy cơ tan vỡ, bạn không còn tìm thấy niềm vui mà đơn giản chỉ là cảm giác hoang mang thì đó là nỗi sợ hãi. Không phải tình yêu, không phải hy sinh bản thân, mà là nỗi sợ đã ăn sâu vào bạn ngay từ khi bạn quyết định quan tâm đến người nào đó.
Nỗi sợ hãi đó đặt ra trước mặt bạn hàng loạt câu hỏi như: Mình sẽ thế nào nếu mất anh ấy/cô ấy? Sự bám víu chỉ khiến bạn trở nên tuyệt vọng hơn, khiến bạn mù quáng - và giải pháp tốt nhất là hãy buông bỏ để bắt đầu quá trình bước về phía trước.
Tại sao?
Có vô số ví dụ về các mối quan hệ độc hại, có thể là với bạn bè, người thân hoặc người yêu, và tất cả đều có thể gây tổn hại như nhau nếu chúng ta chọn ở lại "bất kể vì lý do gì". Việc từ bỏ cũng như việc giữ chặt một cành cây mục nát trên vách đá thay vì tìm đến một cành khỏe mạnh và kéo bản thân trở lại nơi an toàn.
Giống như giữ chặt một cành cây mục nát không thể hiện sự dũng cảm hay mưu trí, việc giữ lấy một mối quan hệ độc hại không thể hiện tính cách hay sức mạnh của tình yêu mà bạn dành cho người đó. Khi bị đặt vào tình huống như vậy, bạn sẽ chọn điều gì - cành cây mục nát hay khỏe mạnh?
Có những người giữa bạn và họ đã không còn sợi dây liên kết hay mối quan tâm chung, nhưng bạn vẫn tiếp tục dành thời gian cho nhau chỉ vì bạn "không chỉ từ bỏ những người bạn lâu năm"?
Hãy tự hỏi bản thân - Tại sao bạn lại làm như vậy? Những lý do "không có lý do" sẽ được đưa ra và nếu suy xét cẩn thận, bạn sẽ thấy chúng chẳng khác gì những lời bào chữa. Tại sao bạn chọn không từ bỏ một ai đó khi rõ ràng đó là điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình?
Tại sao bạn cho phép những ai đó định hình cuộc sống của bạn khi điều đó không hề có ý nghĩa cho chính bạn? Tại sao bạn lại để những mảnh vỡ của cảm xúc, những cảm giác khó chịu không đáng có làm tổn thương mình?
Xác định cảm xúc và bóc tách sự tự huyễn hoặc
Nỗi sợ hãi là mẫu số chung của các mối quan hệ độc hại và việc xác định nó có thể mất nhiều thời gian. Khi đã gắn bó với điều gì đó lâu dài, tâm trí con người thường sinh ra cảm xúc dựa dẫm và quen thuộc, trước nguy cơ phải từ bỏ, chúng kéo chúng ta ở trong vùng an toàn và dần dần vùng an toàn đó trở thành một "nhà tù" cho chính bạn.
Hiệu chỉnh lại cảm xúc
Đây là điều tối quan trọng bạn phải học khi ở trong một mối quan hệ độc hại. Người khác có thể làm tổn thương bạn rất nhiều và khiến bạn cảm thấy buồn tẻ nhưng tất cả sẽ chấm dứt khi bạn hiểu rằng mình là ai và bạn có quyền hạnh phúc, không ai có thể tước đoạt khỏi bạn trừ khi bạn cho phép. Sự thật rằng buông tay và đánh mất một ai đó chẳng là gì so với ở lại và đánh mất chính mình.
Tất cả những cảm xúc và hành vi tiêu cực đang trói buộc bạn với một ai đó nhất định cần phải được thay đổi hoặc hóa giải để bạn có thể tiếp tục mà không còn tàn dư của mối quan hệ độc hại đó. Nếu nỗi sợ hãi là yếu tố chính khiến bạn không thể buông bỏ, hãy tìm hiểu xem liệu đó có phải là nỗi sợ hãi khi ở một mình, nỗi sợ hãi bị bỏ rơi hay điều gì khác và sau đó tìm ra cách bạn có thể điều chỉnh lại nó.
Điều này sẽ mất thời gian, vì nỗi sợ hãi không tồn tại ở một dạng nhất định. Hơn nữa như đã đề cập, chúng ta thường bị mắc kẹt trong một mối quan hệ vì bạn và họ đã gắn bó lâu dài.
Có thể bạn là người duy nhất đang cố gắng duy trì mối quan hệ, trong trường hợp đó, những cố gắng sẽ mất dần khi bạn nhận ra rằng trước tiên bạn nên đầu tư vào chính mình chứ không phải ai khác.
Tại sao buông bỏ là điều tốt nhất bạn có thể làm
Ở trong một mối quan hệ không mang lại điều gì tốt đẹp sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp với bạn, thậm chí nó có thể "hủy hoại" bạn. Sự chú ý và năng lượng bạn đổ vào việc duy trì mối quan hệ là những thứ đáng lẽ phải được sử dụng để nâng cao nhận thức về bản thân, và việc loại bỏ các mối quan hệ độc hại là một chặng đường dài để đưa bạn đến gần hơn với chính mình.
Một khi bạn bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về bản thân và thay đổi cảm xúc và hành vi của mình, bạn thậm chí sẽ không phải cố gắng chia tay mối quan hệ độc hại, nó sẽ tự tan biến bởi vì bạn không ở đó để giữ lại nó. Và rồi, trên hành trình mới, bạn sẽ tìm thấy những người đồng hành mới. Hoặc nếu ai đó thực sự quan trọng, họ vẫn sẽ tiếp tục đi với bạn, đừng níu kéo những thứ không thuộc về mình!
Rồi một ngày, bạn sẽ hiểu ra buông tay chính là giải thoát. Bạn cũng sẽ nhận ra rằng mặc dù một số người có thể tốt nhưng họ không tốt cho bạn, nhưng bạn luôn phải đối xử tốt với chính mình. Đó là lý do tại sao bạn nên buông bỏ!
Theo Having Time