Một kiểu giáo dục nhiều người phản đối nhưng mang lợi ích cho trẻ
Đây là một phương pháp giáo dục vừa mềm mỏng vừa cứng rắn giúp trẻ phát triển toàn diện.
- 26-11-2022Thạc sĩ giáo dục chia sẻ bí quyết học tiếng Anh theo kiểu 'con nhà nghèo': Chỉ cần lưu ý hai yếu tố quan trọng
- 20-08-2022Có 1 kiểu giáo dục sai lầm đang lan rộng
- 11-08-2022Đây là kiểu giáo dục gia đình tồi tệ nhất: Nếu bố mẹ còn giữ tính cách, lối sống này thì đứa trẻ khó phát triển bình thường
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ ủng hộ việc giáo dục tự do vì cảm thấy trẻ phải chịu nhiều áp lực. Tuổi thơ trẻ cần được sống vui vẻ, hồn nhiên, tinh thần thoải mái - đó mới là điều hạnh phúc nhất. Và đây cũng là cách thể hiện tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng: "Chỉ có phụ huynh lười biếng, không muốn dành thời gian rèn luyện, uốn nắn con mới mang phương pháp giáo dục tự do ra làm lá chắn". Thực tế, giáo dục tự do không có nghĩa là phó mặc trẻ, để trẻ làm mọi điều bản thân yêu thích mà không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, giá trị đạo đức.
Giáo dục tự do là cách nuôi dạy giúp trẻ hứng thú việc học, có thể làm những điều mình yêu thích nhưng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Tự do ở đây không phải để trẻ phát triển một cách tự nhiên, không có sự can thiệp, uốn nắn. Muốn trẻ trưởng thành, cha mẹ nên áp dụng giáo dục tự do nhưng vẫn cần lưu ý một vài điều dưới đây.
1. Để trẻ tự do tư tưởng
Tự do tư tưởng là suy nghĩ diễn ra bên trong và được thể hiện ra đời sống, hòa cùng với người khác trên cơ sở tôn trọng. Nếu cha mẹ để trẻ được tự do tư tưởng, trẻ sẽ có khả năng tự quyết định về cuộc đời mình, chịu trách nhiệm như một hệ quả tất yếu. Đó là sự trưởng thành đích thực. Đây cũng là điều mà giáo dục hướng tới.
Tự do tư tưởng gắn liền với việc dịch chuyển nhận thức để không bị đóng cứng vào một nhận thức đã có. Chỉ khi đó, trẻ mới có khả năng mở ra nhận thức mới, tương thích với thời đại mới – thời đại mà có thể cha mẹ trẻ không có cơ hội bước vào. Tự do tư tưởng chính là cách dạy trẻ cần tự lập, chủ động trong cuộc sống.
Ảnh minh họa.
2. Tự do nhưng vẫn cần biết về quy tắc cơ bản
Để trẻ hiểu các quy tắc là bước đầu tiên giúp trẻ hiểu thế giới, đồng thời chính là bước quan trọng để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân.
Chẳng hạn về quy tắc tham gia giao thông, cha mẹ cần nghiêm khắc dặn con không được chạy nhảy tùy tiện trên đường bởi có rất nhiều ô tô, xe máy đi với vận tốc cao. Nếu không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ sẽ gây ra tai nạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân và người đi đường.
Việc dạy trẻ các quy tắc cũng nuôi dưỡng sự kính sợ trong trẻ. Ban đầu, trẻ sẽ không biết sợ hãi, không biết hiểm nguy, chỉ làm theo bản năng. Nhưng dần dần, dưới sự nhắc nhở của cha mẹ, trẻ sẽ biết đâu là điều có hại, gây nguy hiểm đến bản thân và mọi người xung quanh. Từ đó, trẻ sẽ điều chỉnh hành vi cho phù hợp.
Giáo dục tự do nhưng cha mẹ vẫn cần xây dựng những nguyên tắc nhất định. (Ảnh minh họa)
3. Tự do những vẫn cần hình thành thói quen tốt
Dù áp dụng phương pháp giáo dục tự do nhưng cha mẹ vẫn cần giúp trẻ duy trì các thói quen tốt. Bản tính trẻ là ham chơi, thích nô đùa và đôi khi không muốn thực hiện những thói quen hữu ích như: Đọc sách, dậy sớm, kiên trì làm việc,… Trẻ chưa hiểu được rằng, thói quen tốt chính là tài sản cả đời của trẻ.
Chẳng hạn, một nữ MC (Trung Quốc) trở nên nổi tiếng, thành công nhờ cha mẹ cô hướng dẫn xây dựng thói quen tốt như: Chăm chỉ làm việc nhà, đọc sách mỗi ngày, chép và ngâm thơ cổ, chạy bộ buổi sáng,… Để tạo nên sự thành công của con, cha mẹ cô đã tìm mọi cách để cô không bỏ cuộc giữa chừng.
Hãy nhớ rằng, giáo dục tự do thực sự tập trung vào suy nghĩ của trẻ và nuôi dưỡng thói quen lành mạnh cho trẻ. Chứ không phải là việc bỏ bê, phó mặc trẻ. Đó là "buông xuôi", không phải "tự do".
Phụ nữ Việt Nam