Một lĩnh vực của Trung Quốc được mệnh danh là "màu mỡ thứ hai thế giới" đang biến những điều không tưởng thành sự thật
Sự đổi mới của trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc có thể thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực bao gồm giao thông vận tải, chăm sóc sức khoẻ và thậm chí là khám phá không gian.
- 31-12-2021Hai năm trôi qua, tài khoản mạng xã hội của bác sĩ cảnh báo Covid-19 Lý Văn Lượng giờ ra sao?
- 31-12-202110 người giàu nhất kiếm được 402 tỷ USD trong năm 2021 nhưng tỷ phú bỏ vợ theo bồ đứng cuối bảng với 5 tỷ USD tăng thêm
- 31-12-2021Cơn “đói” của Trung Quốc đang "nuốt chửng" những cánh rừng già Amazon như thế nào?
AI đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày tại Trung Quốc, nhưng thời hoàng kim của AI vẫn chưa đến. Trung Quốc, quốc gia đứng đầu về AI mới nổi trên thế giới, đang chuẩn bị cho một làn sóng cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Ngày 27/12, gã khổng lồ công nghệ Baidu của Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị vũ trụ ảo metaverse đầu tiên ở nước này. 100.000 người có thể tương tác với nhau đồng thời trên cùng một màn hình. Sự kiện chưa từng có này báo hiệu cách các công ty công nghệ Trung Quốc mở rộng tầm nhìn về AI vượt ra ngoài loa thông minh và các thiết bị gia dụng thông minh khác.
Trung tâm hội nghị ảo trong ứng dụng metaverse XiRang của Baidu có thể chứa đồng thời 100.000 người cho các cuộc họp và các sự kiện khác. Ảnh: Baidu.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là mảnh đất màu mỡ của AI. Theo báo cáo của Deloitte, từ năm 2015 đến năm 2020, giá trị thị trường AI đã tăng với tỷ lệ hàng năm là 44,5% ở Trung Quốc so với 22,6% trên toàn cầu. Theo báo cáo của Accenture vào năm 2019, Trung Quốc trở thành thị trường AI lớn thứ hai thế giới, chiếm 12% nền kinh tế AI toàn cầu.
Kể từ năm 2017, AI ở Trung Quốc đã được tích hợp sâu rộng cùng với sản xuất, tài chính, thương mại và các lĩnh vực khác, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 được soạn thảo, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã đề cập công nghệ liên quan đến AI là "lĩnh vực cốt lõi nền tảng".
Các chiến lược gia công nghệ hàng đầu của Trung Quốc như Robin Li, giám đốc điều hành của Baido, đang hình dung một tương lai thông minh trong đó AI trở thành công nghệ thiết yếu với mọi ngành.
Một ví dụ có thể hình dung ra đó là giao thông thông minh, trong đó nền tảng đám mây có thể giúp tối ưu hoá luồng giao thông. Theo tầm nhìn của ông Li, hệ thống này sẽ trở thành một trong những đổi mới có tầm ảnh hưởng nhất trong 10-40 năm tới.
Trong hệ thống giao thông thông minh của Baidu, AI được tích hợp với các công nghệ tiên tiến khác như 5G và điện toán đám mây. Chỉ trong quý III năm 2021, nền tảng dịch vụ xe tự lái của Baidu "Apollo Go" đã thực hiện 115.000 chuyến đi và trở thành nhà cung cấp dịch vụ xe tự lái lớn nhất thế giới.
Baidu cũng đã giúp ngành công nghiệp AI của Trung Quốc phát triển bằng cách cung cấp cho các nhà phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc. Gã khổng lồ công nghệ cũng đã hợp tác với Đại học Thanh Hoa để phát triển giải pháp giao thông thông minh mới nhất - Apollo Air.
Apollo Air đã vượt qua bài kiểm tra xe tự lái L4, nghĩa là nó có thể ứng phó với các lỗi hệ thống và tắc nghẽn giao thông. Điều này có thể giúp giảm 90% tai nạn giao thông đường bộ trên khắp Trung Quốc.
Trong thời đại mà vắc xin đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại Covid-19, AI cũng đã giúp phát triển vắc xin mRNA. Trong tương lai không xa, các kỹ sư cũng sẽ áp dụng AI để khám phá vũ trụ và tìm kiếm sự sống bằng cách phân tích hình ảnh của các hành tinh và giúp chế tạo các phương tiện hạ cánh được trên mặt trăng.
Tham khảo SCMP