Một loại hình vận chuyển đang tăng giá “chóng mặt”, cao hơn 110% so với trước Covid
Loại hình vận chuyển này tác động lớn đến kinh tế hàng hóa toàn cầu.
- 19-06-2024Hàng không ế khách giữa cao điểm hè
- 19-06-2024Tăng lương từ 1/7, liệu giá cả có tăng?
- 19-06-2024Người nhận lương hưu 140 triệu/tháng, cao nhất Việt Nam đã đóng BHXH như thế nào?
Thống kê về chỉ số giá vận chuyển container của trang Drewry (Trung tâm Nghiên cứu hàng hải độc lập cung cấp thông tin về thị trường hàng hải) cho thấy, giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đi châu Âu, châu Mỹ bắt đầu tăng cao từ đầu năm 2024, đạt đỉnh vào cuối tháng 1/2024. Sang tháng 2 năm 2024, giá cước đã giảm.
Nhưng đến tháng 5/2024, mức giá lại tiếp tục tăng nhanh. Hiện nay, mức giá cao hơn 17% so với thời điểm tháng 1/2024, và bằng 45% so với mức giá đỉnh điểm tại thời kỳ đại dịch (tháng 9/2021).
Theo Drewry, giá cước vận tải dự kiến sẽ tiếp tục tăng do tình trạng ùn tắc tại các cảng châu Á. Báo cáo cập nhật từ các công ty môi giới tàu biển, các chuyên trang nghiên cứu hàng hải thế giới cho thấy, giá cước vận tải container tuyến hàng hải quốc tế đã tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng hơn 110% so với thời điểm trước đại dịch Covid-19.
Mức giá container tăng vọt do các nguyên nhân như nguồn cung tàu container bị hạn chế bởi các tàu đang phải định tuyến lại quanh khu vực Biển Đỏ do xung đột chiến sự, do thị trường bước vào mùa cao điểm và tình trạng thiếu container rỗng gia tăng.
Cùng đó, việc Mỹ sẽ tăng mạnh thuế quan đối với xe điện, tấm pin mặt trời và vật tư y tế của Trung Quốc từ khoảng 25% lên tới 100% từ tháng 8/2024 đã thúc đẩy nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa trước khi việc áp thuế có hiệu lực. Các chủ hàng đang gấp rút vận chuyển hàng đến Mỹ vì lo ngại đình công nếu cuộc đàm phán tiền lương giữa công nhân cảng ở Bờ Đông của nước Mỹ vào tháng 9 tới diễn ra không suôn sẻ.
Còn thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, thời gian qua, giá dịch vụ vận tải container trên thế giới tăng 12%, trong đó giá dịch vụ từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14% và từ châu Mỹ về châu Á không đổi. Riêng với các tuyến nội Á ổn định hơn, tăng nhẹ khoảng 5-10%.
Nhiều doanh nghiệp cảng dự báo thời gian tới, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng, giá cước vận tải biển có thể tăng chạm ngưỡng thời điểm dịch COVID-19.
Đời sống và Pháp luật