Một loại nguyên liệu quý của Việt Nam được Trung Quốc mạnh tay săn lùng: Sản lượng đứng thứ 6 trên thế giới, thu hơn 1,4 tỷ USD từ đầu năm
Bên cạnh Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc đều tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam.
- 06-05-2024Sau Ấn Độ, đến lượt Nga ra lệnh cấm xuất khẩu một nguyên liệu quan trọng - Là mặt hàng Việt Nam có sản lượng 8 triệu tấn/năm
- 17-04-2024Giá rẻ hấp dẫn, Nga ưu ái xuất sang Việt Nam một nguyên liệu cực quan trọng: nhập khẩu tăng hơn 140%, 'vàng đen' Nga đủ dùng tận 300 năm
Việt Nam hiện sở hữu một mặt hàng nguyên liệu được các cường quốc săn đón là xơ sợi dệt các loại. Kể từ năm 2022, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu xơ sợi đứng thứ 6 thế giới, đồng thời ngành dệt may cũng đã vươn lên đứng vị trí thứ 3 trên bản đồ thế giới.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xơ sợi dệt các loại trong tháng 4 đạt 151.452 tấn với trị giá hơn 357 triệu USD, giảm 6,8% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế trong 4 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu 590.767 tấn xơ sợi và thu về hơn 1,4 tỷ USD, tăng 14,1% về lượng và tăng 8,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu bình quân đạt 2.389 USD/tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm sáng của ngành xơ sợi là các thị trường chính đều đang tăng nhập khẩu từ Việt Nam. Xét về thị trường, Trung Quốc tiếp tục giữ vai trò là ‘khách ruột’ của xơ sợi Việt Nam với 266.507 tấn, tương đương hơn 680 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu bình quân 2.535 USD/tấn, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.
Hàn Quốc là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với 54.883 tấn, trị giá hơn 161 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 17% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ, đạt 2.936 USD/tấn.
Bên cạnh 2 quốc gia châu Á, Mỹ là thị trường lớn thứ 3 của xơ sợi Việt Nam với 52.129 tấn, trị giá hơn 65,5 triệu USD, tăng mạnh 80% về lượng và tăng 55% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý giá xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ chỉ bằng ½ so với 2 quốc gia kể trên, đạt bình quân 1.464 USD/tấn, giảm 14% so với 4T/2023.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, năm 2017, sản phẩm sợi đã bị Mỹ điều tra chống bán phá giá với Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam; điều tra chống trợ cấp với Trung Quốc và Ấn Độ; nhưng sau đó Việt Nam được loại trừ khỏi phạm vi điều tra theo đề nghị của nguyên đơn. Hiện nay, sản phẩm từ các nước/vùng lãnh thổ nói trên (trừ Việt Nam) vẫn đang bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp.
Xơ sợi được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp để sản xuất các loại sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện. Trong cả năm 2023, nước ta đã thu về hơn 4,3 tỷ USD từ xuất khẩu xơ sợi dệt các loại, tương đương với hơn 1,7 triệu tấn, tăng 13,4% về lượng nhưng giảm 7,6% về trị giá so với năm 2022.
Ngành dệt may Việt Nam nói chung và xơ sợi nói riêng trong năm 2024 dự đoán tiếp tục phục hồi chậm tiếp nối 2023. Điều này chủ yếu do nhu cầu suy giảm và các chi tiêu không thiết yếu thường có thời gian phục hồi kéo dài. Các chi phí đầu vào như cước vận tải từ Việt Nam sang Mỹ và Châu Âu tăng do sự kiện Biển Đỏ, giá điện và lương tối thiểu tăng sẽ là những rào cản đối với doanh nghiệp.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư