Một loại ‘sản vật' dưới nước của Việt Nam đang được người Hàn Quốc liên tục chốt đơn: Ưu đãi thuế nhập khẩu 0%, thu về hơn 400 triệu USD kể từ đầu năm
Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan cũng đang tích cực săn đón mặt hàng này của Việt Nam.
- 25-09-2024Báu vật 'nhà trồng được' của Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng hơn 800%, nước ta chớp cơ hội vàng chi gần 200 triệu USD gom hàng giá rẻ
- 24-09-2024Nhập khẩu dầu của châu Âu sắp phá kỷ lục 17 tháng, ai đã thay Nga cung cấp nhiên liệu cho EU?
- 23-09-2024Một loại ‘siêu thực phẩm’ của Việt Nam sang Nga bán đắt như tôm tươi: Ưu đãi thuế nhập khẩu 0%, thu hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam khi nước ta đang nắm giữ vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 trên thế giới. Bên cạnh cá tra, tôm và cá ngừ, một loại sản vật khác cũng đang mang về hàng trăm triệu USD mỗi năm, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước là nhóm hàng mực và bạch tuộc.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực và bạch tuộc đã thu về 406 triệu USD trong 8 tháng đầu năm, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó riêng mực đạt 221 triệu USD, giảm 7% và bạch tuộc thu về hơn 185 triệu USD, tăng 3%.
Xét về thị trường, Hàn Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam với kim ngạch đạt 159 triệu USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 là Nhật Bản với hơn 93 triệu USD, giảm gần 10% so với cùng kỳ. Trung Quốc & Hong Kong là thị trường lớn thứ 3 với 47 triệu USD, tăng 12% so với 8T/2023.
Trong năm vừa qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,97 tỷ USD, giảm 17,8% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 660 triệu USD, giảm 13% so với năm 2022. Tuy chưa thoát đà tăng trưởng âm, nhưng xuất khẩu mực, bạch tuộc ghi nhận mức giảm nhẹ hơn so với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực khác.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung và nhóm mực bạch tuộc nói riêng có phần sụt giảm là do tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu làm giảm nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường cùng với thẻ vàng IUU chưa được tháo gỡ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục phải đối mặt với bất lợi về giá thành nguyên liệu khai thác, thời tiết không thuận lợi cho hoạt động đánh bắt.
Đối với thị trường lớn nhất của Việt Nam là Hàn Quốc, quốc gia này chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh… Hàn Quốc đang cố gắng giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu mực và bạch tuộc, nhất là từ Trung Quốc.
Hiện nay, Việt Nam đang hưởng mức thuế xuất khẩu sang Hàn Quốc là 0% đối với các sản phẩm bạch tuộc tươi, bạch tuộc sống và đông lạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế lớn khi thâm nhập thị trường này. Ngoài ra, người dân Hàn Quốc cũng đánh giá cao các sản phẩm mực và bạch tuộc của Việt Nam là có chất lượng, sự an toàn và độ ngon hơn sản phẩm từ các nước khác.
Đối với Nhật Bản, quốc gia này ưa chuộng mặt hàng này từ Việt Nam do sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nội địa của Nhật ngày càng giảm trong khi nhu cầu lại tăng, nhất là đối với các sản phẩm mực, bạch tuộc ăn liền, tiện lợi với lối sống hiện đại, bận rộn, ít thời gian nấu nướng.
Nhịp sống thị trường