MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một loạt cổ phiếu ngược dòng trong tháng thị trường giảm mạnh: Quán quân trên HOSE gây sốt với "game" thoái vốn, kỳ lân công nghệ vẫn bứt phá 285%

Một loạt cổ phiếu ngược dòng trong tháng thị trường giảm mạnh: Quán quân trên HOSE gây sốt với "game" thoái vốn, kỳ lân công nghệ vẫn bứt phá 285%

Trong bức tranh ảm đạm vẫn xuất hiện những gam màu sáng với loạt cổ phiếu ngược dòng tăng tốc hàng chục phần trăm trong tháng.

Thị trường chứng khoán khép lại tháng 2 đầy biến động với những diễn biến không thuận lợi. VN-Index giảm 7,78% qua đó đánh mất gần như toàn bộ thành quả tăng giá của tháng đầu năm đầy rực rỡ trước đó. Giá trị vốn hóa HoSE cũng theo đó mất khoảng 350.000 tỷ đồng (~15 tỷ USD) chỉ trong một tháng.

Tuy nhiên bức tranh ảm đạm vẫn xuất hiện những gam màu sáng với loạt cổ phiếu ngược dòng tăng tốc hàng chục phần trăm trong tháng.

Thống kê trên sàn HOSE, những cổ phiếu tăng mạnh đều có mức tăng ấn tượng từ 11-49%.

"Quán quân" tăng mạnh nhất sàn HOSE gọi tên ST8 của Công ty Cổ phần Siêu Thanh. Sau thời gian lình xình quanh mệnh giá, ST8 bất ngờ nổi sóng với hàng loạt phiên tăng kịch trần. Chỉ sau 1 tháng giao dịch, thị giá ST8 đã được kéo lên mức 18.700 đồng, tương đương tăng 49%. Nếu tính từ đầu năm đến nay, ST8 đã ghi nhận 15 phiên tăng trần, tương đương tăng gấp 2,5 lần chỉ sau hơn 2 tháng.

Một trong những thông tin nổi bật cho cổ phiếu ST8 là việc các lãnh đạo công ty trong hơn 1 tháng trở lại đây đã bán ra khoảng 65% vốn công ty. Cụ thể, tại phiên 31/1/2023, bà Phạm Thị Mai Duyên – vợ Chủ tịch HĐQT Yung Cam Meng, đã bán thỏa thuận gần 10,3 triệu cổ phiếu ST8 (tỷ lệ 40% lượng cổ phiếu lưu hành). Cùng ngày, ông David Cam Hao Ong – em ruột Chủ tịch HĐQT, cũng bán hơn 6,4 triệu cổ phiếu ST8 (tỷ lệ 24,97%).

Không chỉ “game” thoái vốn, thay máu cổ đông, ST8 cũng gây chú ý khi thoái hết vốn tại loạt công ty con, tài sản đất đai. Một trong số những bên nhận chuyển nhượng đáng chú ý là doanh nhân Nguyễn Văn Cựu - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đô Thành, CTCP Chứng khoán Beta.

Một loạt cổ phiếu ngược dòng trong tháng thị trường giảm mạnh: Quán quân trên HOSE gây sốt với game thoái vốn, kỳ lân công nghệ vẫn bứt phá 285% - Ảnh 1.

Top cổ phiếu tăng mạnh nhất HOSE tháng 2

Một trong những cổ phiếu gây chú ý là AMD của Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone. Sau nhiều phiên tăng kịch trần, cổ phiếu "họ" FLC này đã ghi nhận mức tăng ấn tượng 18% trong vòng 1 tháng. Dù vậy, sau đà tăng nóng, cổ phiếu này đã quay đầu giảm sàn trong 2 phiên gần đây. Thị giá của AMD vẫn chưa bằng “cốc trà đá” khi dừng lại ở mức 1.430 đồng/cp.

Trái ngược với “số phận” của những cổ phiếu cùng “họ” FLC như ROS, FLC, đầu tháng 2 AMD bất ngờ thông báo tìm được đơn vị kiểm toán cho BCTC bán niên. Theo đó, để khắc phục nguyên nhân bị chuyển vào diện hạn chế giao dịch từ 24/10/2022, AMD đã liên hệ và ký kết hợp đồng kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn UHY. Sau khi phối hợp với đơn vị kiểm toán, FLC Stone sẽ nhanh chóng hoàn thiện và công bố thông tin BCTC soát xét bán niên 2022.

Trên sàn HNX , hàng loạt cổ phiếu cũng đồng loạt ngược dòng trong tháng với mức tăng từ 15%-75%, song chủ yếu là những mã có ít tên tuổi, thanh khoản thấp.

Một loạt cổ phiếu ngược dòng trong tháng thị trường giảm mạnh: Quán quân trên HOSE gây sốt với game thoái vốn, kỳ lân công nghệ vẫn bứt phá 285% - Ảnh 2.

Top cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX tháng 2

Trong top cổ phiếu tăng mạnh xuất hiện DNM của Tổng Công ty cổ phần Y tế Danameco với mức tăng ấn tượng 56% trong 1 tháng. Dù vậy, thanh khoản của DNM khá thấp khi chỉ có vài trăm đến vài nghìn cổ phiếu khớp lệnh, thậm chí có những phiên "đóng băng" thanh khoản. DNM cũng đang trong dạng cổ phiếu bị cảnh báo từ 15/9/2022 do chậm nộp BCTC bán niên 2022 đã soát xét quá 15 ngày so với thời hạn quy định.

Trên UPCoM biên độ giao dịch rộng hơn nên hàng loạt cổ phiếu cũng tăng mạnh từ 34%-285%.

Một loạt cổ phiếu ngược dòng trong tháng thị trường giảm mạnh: Quán quân trên HOSE gây sốt với game thoái vốn, kỳ lân công nghệ vẫn bứt phá 285% - Ảnh 3.

Top cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCOM tháng 2

VNZ của Công ty Cổ phần VNG vẫn là cái tên nổi bật nhất khi tăng nhanh giảm mạnh trong thời gian ngắn. Sau nhiều 11 phiên tăng trần liên tiếp để trở thành “siêu cổ phiếu” có thị giá đắt nhất trong lịch sử trên sàn chứng khoán, VNZ đã giảm mạnh về 924.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm 36% kể từ vùng đỉnh thiết lập 17/2. Dù vậy, so với mức giá 240.000 đồng khi mới chào sàn, VNZ vẫn tăng ấn tượng 285% giá trị.

Hạ Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên