Một mặt hàng của Việt Nam được 3 cường quốc Mỹ - Trung - Nhật Bản ra sức 'tranh giành': thu về hơn 5 tỷ USD trong 2 tháng, Nga cũng tăng nhập khẩu gấp 2,5 lần
Mỹ hiện là khách hàng lớn nhất của Việt Nam khi chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu.
- 06-04-2024Vừa siết lệnh trừng phạt, Mỹ bất ngờ tuyên bố quốc gia này thoải mái mua dầu Nga, là nhà tiêu thụ dầu thứ 3 của thế giới
- 06-04-2024Ấn Độ, Trung Quốc đang đua nhau gom một loại ‘bảo bối’ của Việt Nam: Thu gần nửa tỷ USD chỉ trong 2 tháng, hơn một nửa thế giới 'chốt đơn'
- 04-04-2024Trung Quốc lại đi trước thế giới một bước: Ra mắt pin xe điện cực khủng mật độ năng lượng cao, đi được quãng đường 2.000 km
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may tháng 2/2024 đã thu về 2,02 tỷ USD, giảm 35,5% so với tháng trước đó. Lũy kế 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán mốc 5,16 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường xuất khẩu, Mỹ là quốc gia nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất từ trước đến nay. Tính đến hết tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt gần 2,19 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sang Nhật Bản đứng thứ 2 về kim ngạch với 630,23 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ 3 với hơn 515 triệu USD, tăng 2%. Đáng chú ý xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 182 triệu USD, tăng mạnh 32% và là mức tăng mạnh nhất trong 5 thị trường chủ đạo của dệt may Việt Nam. Đây cũng chính là ‘ông trùm’ ngành dệt may trên toàn cầu khi trong năm 2022 đã thu về hơn 176 tỷ USD từ xuất khẩu dệt may, đứng đầu thế giới.
Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt trên 301,33 triệu USD, tăng 8,8% so với 2 tháng đầu năm 2023. Nhìn chung, xuất khẩu hàng dệt may sang đa số thị trường 2 tháng đầu năm nay tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh các thị trường nêu trên, một số quốc gia ghi nhận mức tăng trưởng đột biến phải kể đến Nga với mức tăng 166% - đạt hơn 119 triệu USD, Séc tăng 199% và Ukraine tăng 451%, tuy nhiên chỉ chiếm thị phần rất nhỏ.
Tính chung cả năm 2023, nước ta đã thu về từ hàng dệt may hơn 33,3 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2022.
Trong bức tranh không mấy sáng của năm nay, điểm được ghi nhận nổi bật của ngành là bứt phá về thị trường. Hiện Việt Nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó doanh nghiệp dệt may trong nước đã đa dạng được mặt hàng xuất khẩu với 36 loại mặt hàng dệt may, trong đó jacket vẫn là mặt hàng chủ lực, quần áo các loại, vải các loại, đồ lót, váy các loại, quần áo bảo hộ lao động,...
Dự báo trong năm 2024 kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Các chuyên gia nhận định rằng, với việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã dừng tăng lãi suất, sức mua của người tiêu dùng sẽ hồi phục, trong đó có nhu cầu về thời trang, may mặc.
Với việc nằm ở vị trí thượng nguồn trong chuỗi giá trị ngành dệt may tại Việt Nam, mảng sợi sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên khi ngành dệt may suy thoái và cũng là mảng được kỳ vọng sẽ phát tín hiệu phục hồi sớm nhất.
Dù đối mặt nhiều thách thức tuy nhiên ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh. Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do và là quốc gia duy nhất ký kết hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga. Trong bối cảnh đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024, tăng khoảng 4 tỷ USD so với năm 2023.
Nhịp sống thị trường