Một mặt hàng Thái Lan xuất khẩu top 1 thế giới nhưng vẫn ồ ạt nhập khẩu từ Việt Nam: Dùng vào mục đích gì?
Loại trái cây đặc sản này của Việt Nam dự báo tiếp tục sẽ là "át chủ bài" trong xuất khẩu rau quả năm 2024.
- 20-03-2024Thái Lan thu mua sầu riêng của Việt Nam để làm gì?
- 11-03-2024Giá rẻ bất ngờ, Thái Lan săn lùng một mặt hàng của Việt Nam trong tháng 1: Xuất khẩu tăng hơn 1.200%, nước ta áp đảo thế giới về nguồn cung
- 28-02-2024Đại chiến sầu riêng ở Trung Quốc: Người dân mong ngóng nguồn nhập khẩu mới, Thái Lan sắp mất ngôi vương vào tay Việt Nam?
Thái Lan thu ồ ạt nhập khẩu sầu riêng Việt Nam
Thông tin từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết, theo thống kê sơ bộ của ngành hải quan cho thấy trong tháng 3 xuất khẩu rau quả đạt 433 triệu USD, tăng 32,9% so với tháng trước và tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng chung, trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt và vượt 1 tỷ USD ngay trong quý đầu tiên của năm.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký VINAFRUIT chia sẻ, các mặt hàng xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam vẫn là thanh long, chuối và xoài cùng sự đóng góp quan trọng của sầu riêng trái vụ. Các thị trường tiêu thụ quan trọng của Việt Nam phải kể đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản…
Đáng chú ý, trong top 10 thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam (cập nhật đến hết tháng 2), Thái Lan đã vươn lên là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam. Rau quả của Việt Nam xuất sang Thái Lan tăng trưởng 125,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 28,6 triệu USD, đưa thị phần của Thái Lan tăng từ 2% lên gần 4%.
Có được sự tăng trưởng đột biến tại thị trường Thái Lan là nhờ mặt hàng sầu riêng. "Thái Lan rất mạnh về du lịch, khách Trung Quốc đến rất nhiều và họ rất thích ăn sầu riêng. Thế nhưng sầu riêng nội địa Thái Lan chỉ rộ khoảng 4 tháng mỗi năm còn Việt Nam có hàng quanh năm nên họ nhập hàng về để phục vụ du khách", ông Nguyên phân tích.
Ông cũng cho biết thêm, sầu riêng chính vụ ở miền Tây sẽ bắt đầu thu hoạch vào tháng 4 - 5. Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt đỉnh điểm vào 2 giai đoạn; đợt 1 vào là tháng 5 - 6 với vụ thu hoạch rộ ở miền Tây và đợt 2 là tháng 9 - 10 với sầu riêng Tây Nguyên, chủ yếu ở Đắk Lắk. Dự kiến, đây cũng là những thời điểm quan trọng của sầu riêng Việt Nam trong năm nay.
Cơ hội lớn cho "quả vua" trong năm 2024
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có hơn 110.000ha trồng sầu riêng, cho sản lượng gần 850.000 tấn mỗi năm, tập trung nhiều nhất tại khu vực Tây Nguyên, sau đó đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt mức kỷ lục 1 triệu tấn, tăng 15,9% so với năm 2022. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2022 và tăng 10 lần so với năm 2021.
Sầu riêng Việt Nam đã xuất khẩu tới 24 thị trường, trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 99% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng Việt Nam. Dự báo, trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ chính của loại trái cây này của Việt Nam.
Loại trái cây này được đánh giá tiếp tục là "át chủ bài" xuất khẩu rau quả năm 2024 của Việt Nam. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu đạt doanh thu sầu riêng 3,5 tỷ USD, tăng 55% so với năm ngoái, bằng cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Nói về mục tiêu đầy tham vọng này của Việt Nam, ông Nguyên cho biết, Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc quá trình thảo luận kỹ thuật và sẵn sàng ký kết bản ghi nhớ về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi vào thị trường Trung Quốc. Tiếp theo, hai bên sẽ tiến hành thống nhất và chính thức ký bản ghi nhớ này. Việc Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu sầu riêng đông lạnh theo đường chính ngạch có thể làm tăng đáng kể giá trị xuất khẩu của mặt hàng này, do giá trị của một container sầu riêng đông lạnh gửi sang Trung Quốc sẽ cao hơn nhiều lần so với xuất khẩu dạng quả tươi.
Ngoài ra, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP đi vào hiệu lực đã làm cho việc vận tải hàng hóa qua biên giới trở nên thuận lợi hơn, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khiến cho sầu riêng Việt Nam có giá thành cạnh tranh hơn so với các loại sầu riêng từ Thái Lan.
Bên cạnh đó, tiềm năng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam ra thị trường quốc tế vẫn còn rất lớn, đặc biệt là khi các nước khác chỉ thu hoạch sầu riêng theo mùa vụ còn Việt Nam có thể thu hoạch quanh năm, tạo nên lợi thế độc quyền cho sầu riêng nước ta.
Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng số 1 thế giới. Thị trường chính nhập khẩu sầu riêng của Thái Lan là Trung Quốc.
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, 10 tháng đầu năm 2023, nước này nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan là gần 904.000 tấn và giá trị đạt 4,42 tỷ USD, nhiều hơn gấp đôi lượng hàng từ Việt Nam. Thị phần sầu riêng của Thái Lan tại Trung Quốc chiếm 70% tổng số sầu riêng xuất khẩu sang quốc gia này.
Mặc dù có là quốc gia có lượng sầu riêng hàng đầu thế giới nhưng Thái Lan vẫn phải nhập khẩu từ Việt Nam số lượng lớn. Nguyên nhân là do Việt Nam thu hoạch sầu riêng quanh năm trong khi Thái Lan thu hoạch theo mùa nên có nhu cầu nhập khẩu sầu riêng Việt Nam.
Đời sống và Pháp luật
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư