MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một mặt hàng tỷ đô của Việt Nam đang được Mỹ, Italy liên tục chốt đơn, thêm cơ hội phục hồi cho các doanh nghiệp sản xuất

17-09-2024 - 06:55 AM | Thị trường

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Xuất khẩu mặt hàng này giúp Việt Nam thu về hơn 6,5 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm.

Năm 2023 là một năm ngành thép Việt Nam chìm trong khó khăn khi nhu cầu trong nước và xuất khẩu sụt giảm mạnh khiến sản xuất đình trệ, doanh nghiệp lao đao. Tuy nhiên, lấy đà hồi phục từ những ngày tháng cuối năm trước, bước sang năm 2024, xuất khẩu thép khởi sắc rõ nét và đạt được những con số tăng trưởng khả quan.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2024, Việt Nam xuất khẩu trên 1,3 triệu tấn sắt thép, thu về 941 triệu USD, tăng 32% về lượng, tăng 21% về kim ngạch so với tháng trước.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu sắt thép các loại tăng 21% về lượng, tăng 14% kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân đạt 730 USD/tấn, giảm 5,5% so với 8T/2023.

Nhìn chung, các tháng đầu năm ghi nhận lượng xuất khẩu sắt thép của Việt Nam liên tục ở mức cao, ngoại trừ tháng 2 và tháng 6, các tháng còn lại đều đạt trên một triệu tấn. 

Một mặt hàng tỷ đô của Việt Nam đang được Mỹ, Italy liên tục chốt đơn, thêm cơ hội phục hồi cho các doanh nghiệp sản xuất- Ảnh 1.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, Mỹ tiếp tục duy trì vị trí thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, đạt hơn 1,26 triệu tấn, tương đương 1,04 tỷ USD, giá trung bình 822 USD/tấn, tăng 16% về lượng, 38% về kim ngạch và 3,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.

Italia là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2, giảm 14,8% về lượng, giảm 24,7% kim ngạch và giảm 11,5% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023.

Thị trường Campuchia đứng thứ 3, đạt 781 tấn, tương đương 492 triệu USD, giá xuất khẩu đạt 628 USD/tấn trong 8T/2024.

Bên cạnh top 3, rất nhiều thị trường ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Trong đó có Nga, Ả Rập Xê Út, Tây Ban Nha với mức tăng từ 2 đến 3 con số.

Một mặt hàng tỷ đô của Việt Nam đang được Mỹ, Italy liên tục chốt đơn, thêm cơ hội phục hồi cho các doanh nghiệp sản xuất- Ảnh 2.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản lượng xuất khẩu dự báo sẽ cải thiện do chênh lệch giữa giá thép ở Bắc Mỹ, châu Âu so với giá thép ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và thép Việt có lợi thế cạnh tranh về giá cả.

Hơn thế nữa, châu Âu hiện kiểm soát chặt hơn việc nhập thép bán thành phẩm do Nga sản xuất trong năm 2024 - đây là cơ hội để xuất khẩu thép Việt Nam sang châu Âu.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đánh giá ngành thép có nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2024 nhờ các yếu tố thuận lợi và cơ hội đến từ các thị trường xuất khẩu.

Năm 2030 mức tiêu thụ thép trung bình đạt 290-300 kg/người, tăng mạnh so với mức 240 kg/người ở thời điểm hiện tại. Đây cũng là tiền đề cho chu kỳ phát triển và tăng trưởng mới của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới. Điều này cũng kéo theo sự hồi phục lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành.

Tuy nhiên, ngành thép cũng sẽ phải đối mặt với một số rủi ro liên quan đến các chính sách của Trung Quốc, EU hay những thách thức trong việc chuyển đổi xanh, giảm phát thải, chính sách phòng vệ thương mại…

Theo Hiệp hội Thép thế giới (WSA), giá thép thế giới trong năm 2024 dự kiến tăng nhẹ 3,5% so với năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu hồi phục và nguồn cung thắt chặt. Trong khi đó, ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo giá quặng sắt trong năm 2024 ở mức 108 USD/tấn, giảm 2,8% so với năm 2023.

Đối với giá thép trong nước, thời điểm cuối quý III vẫn đang trong mùa mưa, hoạt động xây dựng nhiều khả năng vẫn chưa có nhiều sự bứt phá. Hơn nữa, lĩnh vực bất động sản mặc dù đã có dấu hiệu ấm lên nhưng vẫn chưa thực sự cải thiện rõ rệt. 

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên