Một mặt hàng tỷ đô của Việt Nam được gần một nửa thế giới săn đón: Thu về hàng tỷ USD mỗi tháng, Nhật Bản, Hàn Quốc cực kỳ ưa chuộng
Riêng tháng 11, mặt hàng này đã thu về hơn 2 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tháng 11/2023 đạt 2,75 tỷ USD, tăng 7,2% so với tháng 10/2023. Lũy kế 11 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 30,43 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số các thị trường xuất khẩu, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang Mỹ luôn đứng đầu về kim ngạch. Cụ thể tính hết tháng 11, xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ thu về gần 13,17 tỷ USD, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 43,3%.
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của hàng dệt may Việt Nam.Kể từ đầu năm đến nay, quốc gia này đã chi 3,71 tỷ USD nhập khẩu từ Việt Nam, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Hàn Quốc đứng thứ 3 với 2,82 tỷ USD trong 11 tháng, giảm 7,6% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 9,3%.
Ngoài ra Trung Quốc cũng là 1 thị trường lớn của dệt may Việt Nam với kim ngạch đạt 1,01 tỷ USD, chiếm 3,3% tỷ trọng và giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 37,5 tỷ USD, đứng thứ 3 về quy mô, sau Trung Quốc và Bangladesh.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi khó khăn chung của nền kinh tế thế giới khiến người dân thắt chặt chi tiêu, hàng dệt may không nằm trong nhóm hàng thiếu yếu nên nhu cầu càng sụt giảm nghiêm trọng.
Trong bức tranh không mấy sáng của năm nay, điểm được ghi nhận nổi bật của ngành là bứt phá về thị trường. Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết: “Chưa năm nào Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang nhiều thị trường như năm nay, tới 104 quốc gia và vùng lãnh thổ".
Bên cạnh đa dạng thị trường, doanh nghiệp dệt may trong nước đã đa dạng được mặt hàng xuất khẩu với 36 loại mặt hàng dệt may, trong đó jacket vẫn là mặt hàng chủ lực, quần áo các loại, vải các loại, đồ lót, váy các loại, quần áo bảo hộ lao động,...
Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam cả năm 2023 ước đạt 40 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2022. Dự báo, nhu cầu dệt may thế giới năm 2023 có khả năng giảm 8 - 10%, sẽ tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm nay và cả những tháng đầu năm 2024.
Dự báo trong năm 2024 kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh. Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp định thương mại tự do (trong đó: 16 FTA đã ký kết và thực thi; 3 FTA đang trong quá trình đàm phán) và là quốc gia duy nhất ký kết hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Sản vật tỷ đô của Việt Nam được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng vọt hơn 1.000%, 1/3 thế giới đua nhau chốt đơn
- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn