Một ngành nghề mà người trẻ từng "ngại" vì lương thấp, giờ trả lương 55 triệu đồng/tháng nhưng vẫn rất thiếu người
Với nhu cầu nhân lực rất lớn, ngành học này luôn nằm trong tình trạng thiếu người. Do đó, rất nhiều đơn vị tuyển dụng ngày càng nâng cao đãi ngộ để thu hút ứng viên.
- 29-11-2022'Vua đầu tư' và chiếc đồng hồ luôn chạy sớm 30 phút: Muốn thành công, đây là những bài học 'bắt buộc' ai cũng phải biết
- 27-11-20223 kỹ năng giống như "áo giáp vàng", có đủ thì dù ở đâu cũng không lo, người khéo léo còn thăng tiến nhanh chóng
- 26-11-2022Quốc gia có chiều cao thấp nhất thế giới: Một cái tên Đông Nam Á gần Việt Nam
- 23-11-2022'Công chúa nhỏ' nhà triệu phú Beckham: Sinh ra đã 'ngậm thìa bạc' nhưng được dạy dỗ rất kỷ luật, bộc lộ tài năng trong lĩnh vực không ngờ
- 20-11-2022Một mẫu xe đã 50 năm vẫn được say mê, giúp nước Anh bước vào hàng "cường quốc" sản xuất xe thể thao
Ngành nghề tưởng lương thấp, nhưng đang được đãi ngộ lớn
Công việc giáo viên - giảng viên luôn có mức thu nhập được đưa ra bàn luận nhiều lần.
Một giáo viên có trình độ đại học, đi dạy ở một trường công lập hiện nay hưởng lương bậc 1 sẽ có mức lương dao động mỗi tháng khoảng trên dưới 3,5 triệu đồng bởi vì 5 năm đầu không có phụ cấp thâm niên nhà giáo nên khi giáo viên đang hưởng lương bậc 1 sẽ có hệ số lương 2,34 của lương cơ sở là 1.490.000 đồng, nhân với 30-35% phụ cấp đứng lớp.
Tuy nhiên, tổng lương của giáo viên sẽ bị trừ bắt buộc khoảng trên 10% cho các loại bảo hiểm (xã hội, y tế, thất nghiệp) và Công đoàn phí, Đoàn phí, Đảng phí. Ngoài ra, còn có thêm nhiều loại quỹ mà giáo viên phải đóng hàng tháng.
Vì vậy, nhìn chung giáo viên công lập khi đang hưởng lương bậc 1 (4 năm đầu) được nhận hàng tháng khoảng trên dưới 3,5 triệu đồng. Sau đó, cứ 3 năm mà không bị kỷ luật sẽ được tăng 1 bậc lương, tương ứng hệ số 0,33 - khoảng 500 ngàn đồng cho 1 lần tăng lương.
Chính vì thế, hiện nay những thầy cô giáo có thâm niên 15 năm công tác (lương bậc 5) sẽ có tổng thu nhập hàng tháng, sau khi trừ đi các khoản bảo hiểm, phí bắt buộc là còn gần 7 triệu đồng.
Nếu so sánh với các ngành nghề kinh doanh, lao động khác, đây là thu nhập không cao nhưng so với mặt bằng chung các nghề công chức, viên chức khác thì con số này không thấp. Vì nhà giáo còn có thêm một số loại phụ cấp mà các ngành nghề khác không có.
Điều đặc biệt là gần đây, đứng trước tình trạng tuyển dụng không đủ, nhiều trường đại học thậm chí công khai mức thu nhập từ 25 triệu đồng lên tới 55 triệu đồng mỗi tháng, kèm theo nhiều chế độ đãi ngộ khác.
Cụ thể, thông báo tuyển dụng của Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM mới đây đã công khai mức thu nhập lên tới 25 - 55 triệu đồng/tháng cho chương trình tuyển dụng đặc biệt. Trong đó, với chương trình tuyển dụng đặc biệt tiến sĩ công nghệ thông tin và truyền thông, trường yêu cầu ứng viên có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí hội nghị chuyên ngành quốc tế có uy tín trong thời gian 5 năm; có thể giảng dạy bậc ĐH và sau ĐH bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật.
Theo mô tả chi tiết của trường, ngoài khối lượng công việc chuẩn tính theo giờ, các tiến sĩ cần đáp ứng khối lượng công việc tăng thêm tùy theo mức thu nhập.
Chẳng hạn, mức 25 triệu đồng/tháng cần chủ nhiệm ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học được cấp kinh phí tối thiểu 180 triệu đồng/năm. Mức thu nhập 35 triệu đồng/năm cần chủ nhiệm ít nhất một đề tài được cấp kinh phí tối thiểu 360 triệu đồng/năm và mức 55 triệu đồng/tháng chủ nhiệm đề tài với kinh phí tối thiểu 720 triệu đồng/năm.
Theo PGS-TS Nguyễn Hoàng Tú Anh, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM, mức thu nhập trung bình hiện nay của người lao động trong trường bình quân khoảng 21 triệu đồng/tháng. Trong đó, khối giảng viên cao hơn tối thiểu từ 10 - 20% và có nhiều giảng viên thu nhập cao hơn khi tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.
Luôn trong tình trạng “khát nhân lực”
Trong năm 2022, hầu hết các trường ĐH đều thông báo tuyển số lượng lớn giảng viên.
Chẳng hạn như, bên cạnh những chỉ tiêu tuyển dụng đặc biệt không giới hạn số lượng, Trường Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM còn thông báo tuyển gần 30 vị trí giảng viên, nghiên cứu viên và chuyên viên có nguyện vọng làm việc lâu dài. Trong đó, đối với giảng viên yêu cầu đầu vào thạc sĩ, trình độ ngoại ngữ B2 và chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng đưa ra thông báo tuyển dụng nhiều nhân sự trong đợt tháng 10 vừa qua. Riêng ngạch giảng viên, số lượng chỉ tiêu tuyển của trường đã hơn 100 người. Yêu cầu chung với ngạch giảng viên ở đây là có trình độ thạc sĩ trở lên, có khả năng nghiên cứu khoa học, ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường ĐH và có công bố bài báo quốc tế ISI/Scopus, tốt nghiệp ở nước ngoài.
Trường ĐH Mở TP.HCM cũng thông báo tuyển dụng gần 30 giảng viên cơ hữu cho 9 khoa chuyên môn, nêu rõ mức thu nhập xứng đáng với trình độ và năng lực. Do đó, yêu cầu của trường đối với ứng viên cũng khá cao: trình độ tiến sĩ, trong đó ưu tiên ứng viên tốt nghiệp nước ngoài, có kinh nghiệm giảng dạy và có các công trình nghiên cứu khoa học được công nhận.
Một số trường khác cũng thông báo tuyển dụng số lượng lớn GV như: Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM thông báo tuyển GV cho 9 khoa chuyên môn; Trường ĐH Sài Gòn tuyển 30 vị trí vào giữa năm nay…
Theo thống kê, toàn ngành giáo dục đang thiếu hơn 100.000 giáo viên. Điều này đang gây ra rất nhiều khó khăn khi mà cả 3 cấp học đều thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới. Trước thực trạng này, Bộ Chính trị đã Quyết định giao bổ sung gần 66.000 biên chế giáo viên cho 4 năm tới.
Vấn đề thiếu giáo viên cũng đã được nhiều đại biểu Quốc hội nêu lên tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Còn trên thực tế, Chương trình giáo dục phổ thông mới đang được triển khai với mục tiêu đến năm 2025, tất cả các lớp học sẽ hoàn thành việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Để thực hiện được mục tiêu này, điều quan trọng nhất chính là đội ngũ giáo viên, không chỉ đủ, mà trình độ phải tốt, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới.
(Tổng hợp)
Trí Thức Trẻ